Các nhân tố địa chính trị khiến giá dầu lập lỷ lục
Một cơ sở lọc dầu tại Saint-Mery, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, tại Sàn Giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt giao trong tháng 2 tăng 1,23 USD, hay 2%, lên tới 62,96 USS/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 12/2014. Giá dầu thô Brent cũng khép lại ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua, tăng 1,04 USD, hay 1,5%, lên đến 68,82 USD/thùng.
Trong vài tuần gần đây thị trường đã phục hồi nhờ các nhà đầu tư đánh cược rằng thị trường sẽ ngày càng khan hiếm dầu, cộng thêm những số liệu cho thấy lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm và những mối đe dọa đối với nguồn cung đến từ các nước sản xuất chủ chốt như Iran và Venezuela.
Hiện các nhà giao dịch và quan sát thị trường dầu đang chờ đợi xem liệu trong ngày 10/1 Tổng thống Donald Trump có gia hạn việc nới lỏng trừng phạt Iran, trong khuôn khổ thỏa thuân quốc tế năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Nếu Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt kinh tế, hoạt động xuất khẩu dầu của Iran có thể bị hạn chế.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ xăng và các nhiên liệu hóa lỏng khác của thế giới đã giảm trong năm 2017 - mức giảm đầu tiên kể từ năm 2013. Trong khi đó, các nhà giao dịch và phân tích tham gia một cuộc khảo sát của tờ Nhật báo Phố Wall dự đoán trong ngày 10/1, Chính phủ Mỹ sẽ thông báo số liệu cho thấy lượng dự trữ dầu tho của nước này giảm 2,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 5/1, đánh dấu tuần giảm thứ 8 liên tiếp nếu như những ước tính đó là chính xác.
Các nhà phân tích của Commerzbank cho biết trong bối cảnh lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm mạnh và các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuân thủ nghiêm túc các quyết định giảm sản lượng, các nhà giao dịch tin rằng thị trường dầu sẽ ngày càng khan hiếm.
Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng được kỳ vọng sẽ làm tăng nhu cầu dầu. Standard Chartered dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng nguồn cung dầu đến từ các nước không thuộc OPEC trong cả năm 2018 và 2019, và điều này tiếp tục là động lực chính đẩy giá dầu lên.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng các nhà giao dịch đang hơi quá lạc quan, nhất là khi xét tới khả năng Mỹ sẽ tăng mạnh sản lượng.
Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức trung bình 10,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 10,8 triệu thùng/ngày trong năm 2019, phá vỡ mức kỷ lục trong lịch sử về sản lượng trung bình hàng năm.
Trong bản Triển vọng năng lượng ngắn hạn được công bố ngày 9/1, IEA dự đoán sản lượng của Mỹ sẽ vượt lên trên 11 triệu thùng/ngày vào tháng 11/2019.
Nguồn tin: baotintuc.vn
Thêm bình luận
Các tin khác
- Tại sao vacxin COVID sẽ không giúp thúc đẩy thị trường dầu mỏ? (Thứ Sáu, 13/11/2020 12:05)
- Hai lực giằng co trong thị trường dầu khiến các nhà đầu cơ thức trắng đêm (Thứ Tư, 14/08/2019 04:26)
- Thị trường dầu mỏ khó yên với chiến tranh thương mại (Thứ Hai, 12/08/2019 05:50)
- Rystad Energy: Thị trường dầu ngày càng trở nên ảm đạm hơn (Thứ Hai, 12/08/2019 05:50)
- Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 1) (Thứ Sáu, 02/08/2019 11:29)
- Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 2) (Thứ Sáu, 02/08/2019 11:29)
- Mối đe dọa xu hướng giá xuống trong OPEC (Thứ Hai, 10/06/2019 10:41)
- Vì sao Iraq ngày càng có “tiếng nói” trên thị trường dầu toàn cầu? (Thứ Năm, 09/05/2019 11:41)
- Căng thẳng địa chính trị, nguồn cung hạn chế đẩy giá dầu tăng mạnh (Thứ Năm, 09/05/2019 11:41)
- Sự thật xu hướng giá lên của Hiệp định OPEC (Thứ Ba, 26/06/2018 06:58)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |