Tại sao OPEC + cần bổ sung dầu nhiều hơn?
Quyết định này vẫn sẽ để thị trường dầu rơi vào tình trạng thắt chặt về nguồn cung, và có thể đòi hỏi hành động tiếp theo trong tương lai không xa.
Tuy nhiên, có một vài lý do tại sao OPEC + cảm thấy bắt buộc phải tăng sản lượng. Thứ nhất, thị trường dầu mỏ đã thiếu cung, và trên thực tế, nó có lẽ đã và đang trải qua tình trạng thiếu hụt trong bốn quý liên tiếp, theo Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch. Trong năm 2017, khoảng cách cung trung bình 340.000 thùng/ngày, chứng tỏ thỏa thuận OPEC + ban đầu đã thành công trong việc rút bớt tồn kho năm ngoái.
Tồn kho giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm, một diễn biến có thể đã xảy ra vài tháng trước, mặc dù dữ liệu được công bố có một độ trễ.
Lý do thứ hai OPEC+ cần thiết để tăng nguồn cung là do nhu cầu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh. IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay so với năm 2017; các nhà phân tích lạc quan hơn như Goldman Sachs ước tính nhu cầu tăng trưởng ở mức 1,7 triệu thùng/ngày. Các dự báo có thể khác nhau, nhưng dù thế nào thì nhu cầu cũng có vẻ mạnh mẽ, điều này có khả năng sẽ làm tăng thêm khoảng cách cung khi năm này trôi qua.
Chưa kể, nhu cầu thường tăng theo mùa trong những tháng mùa hè. Theo Rystad Energy, nhu cầu có thể tăng vọt 1,1 triệu thùng/ngày trong quý thứ 3 từ quý II. Nhắc lại là, tốc độ tăng trưởng theo quý là 1,1 triệu thùng/ngày, chứ không phải so với mức của năm 2017. Tất nhiên, nhu cầu theo mùa sẽ giảm sau mùa hè, nhưng sự căng thẳng lên thị trường thì không thể bỏ qua.
Thứ ba, những gián đoạn nguồn cung đang nhân lên, và mỗi sự kiện lại đặt một rủi ro lớn cho nguồn cung. Venezuela đã mất ít nhất 500.000 thùng/ngày kể từ cuối năm 2017, nhưng các sự kiện đang diễn ra nhanh chóng và những gián đoạn hiện tại đang xảy ra, do khủng hoảng tại các cảng của Venezuela, có nghĩa là mức mất mát đang gia tăng, mặc dù dữ liệu thực tế khó mà có được.
Reuters ước tính xuất khẩu dầu của PDVSA giảm 32% trong nửa đầu tháng 6 so với cùng kỳ tháng 5. PDVSA chỉ xuất khẩu 765.000 thùng/ngày trong vài tuần đầu tháng 6, giảm 368.000 thùng/ngày. Nếu những con số này vẫn giữ nguyên thì khoảng một nửa trong mức tăng của OPEC + sắp tới sẽ chỉ bù đắp được phần mất mát của Venezuela trong tháng Sáu. Trong bối cảnh này, có vẻ như quá nhiều truyền thông tập trung vào chi tiết cụ thể của mức tăng sản lượng OPEC +, khi sự sụt giảm của một mình Venezuela có thể phá bỏ rất nhiều những gì OPEC + đang cố gắng đạt được.
Trong khi đó, Libya đã mất 450.000 thùng/ngày trong tháng 6 do các cuộc tấn công vào hai kho cảng xuất khẩu lớn nhất của nước này. Những sự cố ngừng hoạt động này là tạm thời, nhưng lịch sử gần đây của quốc gia Bắc Phi cho thấy những gián đoạn trong tương lai hoàn toàn có thể xảy ra.
Nigeria cũng dự kiến sẽ mất vài trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày trong tháng 7 do tình trạng gián đoạn đường ống.
Rồi thì Iran có thể mất khoảng từ 500.000 thùng/ngày tới 1 triệu thùng/ngày do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong kịch bản xấu nhất, khi mà tất cả bốn quốc gia này đều chịu sự gián đoạn kéo dài cùng một lúc, OPEC + sẽ khó mà lấp được khoảng trống.
Lý do thứ tư tại sao cần có nhiều sản lượng OPEC+ hơn là vì có vẻ như sản lượng đá phiến Mỹ sẽ không được như các ước tính trong năm tới. Những vấn đề đường ống đã được biết một thời gian, nhưng tình trạng ùn ứ rồi cũng bắt đầu gây ảnh hưởng. Chênh lệch giảm của giá dầu Midland dự kiến sẽ nới rộng, và các công ty sẽ phải tiếp tục trì hoãn việc hoàn tất giếng dầu. Rốt cuộc thì tăng trưởng sản xuất sẽ phải chậm lại.
Với tất cả những yếu tố kể trên, quyết định của OPEC + không thực hiện hành động kịch tính hơn thực sự là khá lạc quan. Thị trường cũng nghĩ như vậy - giá dầu đã tăng vọt hôm thứ Sáu một khi nó trở nên rõ ràng sẽ không có mức tăng 1,5 triệu thùng/ngày như Nga mong muốn ban đầu.
Nguồn tin: xangdau.net
Thêm bình luận
Các tin khác
- Tại sao vacxin COVID sẽ không giúp thúc đẩy thị trường dầu mỏ? (Thứ Sáu, 13/11/2020 12:05)
- Hai lực giằng co trong thị trường dầu khiến các nhà đầu cơ thức trắng đêm (Thứ Tư, 14/08/2019 04:26)
- Thị trường dầu mỏ khó yên với chiến tranh thương mại (Thứ Hai, 12/08/2019 05:50)
- Rystad Energy: Thị trường dầu ngày càng trở nên ảm đạm hơn (Thứ Hai, 12/08/2019 05:50)
- Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 1) (Thứ Sáu, 02/08/2019 11:29)
- Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 2) (Thứ Sáu, 02/08/2019 11:29)
- Mối đe dọa xu hướng giá xuống trong OPEC (Thứ Hai, 10/06/2019 10:41)
- Vì sao Iraq ngày càng có “tiếng nói” trên thị trường dầu toàn cầu? (Thứ Năm, 09/05/2019 11:41)
- Căng thẳng địa chính trị, nguồn cung hạn chế đẩy giá dầu tăng mạnh (Thứ Năm, 09/05/2019 11:41)
- Sự thật xu hướng giá lên của Hiệp định OPEC (Thứ Ba, 26/06/2018 06:58)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |