HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 10 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng?

Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54
  Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến hàng trăm nghìn người mất việc làm trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu sau nhiều tháng áp dụng các biện pháp hạn chế làm cản trở mọi người đi làm và dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty dầu khí trên thế giới

 

Sau hội nghị thượng đỉnh COP26 vào đầu tháng 11, với sự tham dự của một số nhà lãnh đạo thế giới và các tác nhân môi trường quan trọng nhất, đã đi đến nhất trí rằng thế giới phải trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng, chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các năng lượng thay thế tái tạo. Nhưng việc chuyển dịch khỏi các nguồn năng lượng chủ lực của thế giới cũng có nghĩa là bỏ các cơ sở hạ tầng khổng lồ và cắt giảm hàng triệu việc làm, trừ khi có một kế hoạch được xây dựng để tái sử dụng các cấu trúc năng lượng và công nhân chuyển đổi.

Ước tính có khoảng 400.000 việc làm đã bị cắt giảm trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2020, với một nửa trong số đó là tại Mỹ. Một số ông lớn ổn định nhất đã buộc phải cắt giảm việc làm, trong đó Exxon giảm 15% lực lượng lao động, còn khoảng 14.000 nhân viên, chưa kể các công ty nhỏ hơn buộc phải phá sản. Hiện nay, với sự chuyển đổi năng lượng, lĩnh vực dầu mỏ dự kiến ​​sẽ thu hẹp hơn nữa, khoảng 20% ​​trong thập kỷ tới và 95% trong giai đoạn 2031-2050.

Nhưng khi các nhà máy than ở Mỹ và châu Âu ngừng hoạt động với tốc độ ngày càng tăng, thì rõ ràng là tình trạng mất việc làm của năm ngoái vẫn chưa dừng lại. Các nhà máy than đang đóng cửa sớm hơn kế hoạch do các nền kinh tế lớn cam kết cắt giảm carbon với tốc độ nhanh hơn so với kế hoạch ban đầu, bắt đầu từ nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất là than đá. Chính phủ Anh hiện đang có kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất than vào năm 2024, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu. Và các nhà máy than trên khắp nước Mỹ cũng đang trải qua quá trình chuyển đổi tương tự, khi một nhà máy than bên ngoài Nucla, Colorado đóng cửa sớm hơn 3 năm so với kế hoạch.

Mặc dù đây là một tin tốt cho môi trường, vì lượng khí thải carbon đang được giảm xuống, nhưng nó có thể gây ra thảm họa cho nhiều cộng đồng vốn tiếp tục dựa vào việc làm trong lĩnh vực năng lượng. Cũng như mất việc làm, một số thị trấn và thành phố nằm gần các địa điểm khai thác nhiên liệu hóa thạch có thể bị mất doanh thu lớn trừ khi có hành động gì đó nhằm hỗ trợ các nền kinh tế địa phương trong quá trình chuyển đổi xanh.

Trong trường hợp của Nucla, tỷ lệ thất nghiệp tại thị trấn nhỏ này đã tăng gấp đôi chỉ sau một đêm. Và đây có thể là trường hợp của một số thị trấn khác, với hơn hai chục nhà máy than dự kiến ​​sẽ đóng cửa trên khắp nước Mỹ trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, có khả năng lớn là tận dụng lại những cơ sở hạ tầng năng lượng hiện có nhằm tránh lãng phí, đưa các tuyến đường sắt và đường dây tải điện vào sử dụng cũng như hỗ trợ thị trường việc làm địa phương.

Đặc biệt, Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với tình trạng cắt giảm việc làm do sự tuân thủ quá mức đối với các ngành cụ thể, chẳng hạn như thép và gỗ, nhưng có lẽ không có ngành nào lớn như nhiên liệu hóa thạch. Theo Cục Thống kê Lao động, có khoảng 160.000 việc làm trong lĩnh vực khai thác dầu khí của Mỹ và 50.000 việc làm trong lĩnh vực than đá, nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi xét đến vô số các công việc gián tiếp liên quan. Cứ một công việc bị cắt giảm tại các nhà máy điện hoặc khai thác mỏ, thì ước tính có bốn công việc gián tiếp khác bị mất.

Các sáng kiến, chẳng hạn như Kế hoạch hành động chuyển đổi mới của Colorado, được thành lập vào năm 2020 nhằm hỗ trợ người lao động trong quá trình chuyển đổi khỏi hoạt động sản xuất than của bang, có thể giúp các cộng đồng bớt phụ thuộc hơn vào các chu kỳ bùng nổ-phá sản. Các tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ đang soạn thảo các chiến lược tương tự nhằm đảm bảo chúng không bị bỏ lại phía sau khi sản xuất nhiên liệu hóa thạch hết thời. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi nguồn tài trợ đáng kể vcũng như hỗ trợ chính sách từ cấp liên bang xem xét tới chuyện có bao nhiêu việc làm có nguy cơ bị mất.

Chớ quên rằng, nhiều trong số những người làm việc trong lĩnh vực năng lượng là trụ cột của ngành công nghiệp Mỹ, sự ủng hộ chính trị của họ không nên bị bỏ qua trong các cuộc bầu cử trong tương lai. Nếu bị bỏ lại phía sau, chính phủ có thể mất một lượng cử tri đáng kể từ các thị trấn và thành phố phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trên khắp cả nước.

Ngoài ra, nhiều công nhân làm việc trong lĩnh vực dầu khí miễn cưỡng chuyển sang các công việc trong lĩnh vực tái tạo, đòi hỏi phải được đào tạo nhiều hơn và có thể được đưa vào các vị trí trả lương thấp hơn, tạo thêm trở ngại cho chính sách giảm tình trạng thất nghiệp liên quan đến năng lượng.

Tuy nhiên, điều lạc quan là chúng ta đang thấy số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng xanh ngày càng gia tăng, với số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đạt 12 triệu người trên toàn cầu theo dữ liệu của ILO. Con số này tăng từ 11,5 triệu vào năm 2019. Phần lớn trong số những công việc này là ở Trung Quốc, chiếm khoảng 39%, tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu.

Khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch cuối cùng cũng đang được tiến hành, sau nhiều năm đình trệ, môi trường không phải là mối quan tâm duy nhất mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đối mặt. Với hàng triệu công việc liên quan đến nhiên liệu hóa thạch đang có nguy cơ ở cấp độ toàn cầu, chính phủ các nước phải bắt đầu thực hiện các chiến lược chuyển đổi rõ ràng nhằm đảm bảo có các chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm mới cho một lượng nhân khẩu khổng lồ này, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Nguồn tin: xangdau.net

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác