Mỗi ngày Việt Nam chi 270 tỷ đồng để nhập khẩu xăng dầu dù nguồn cung trong nước dư thừa
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 7 đạt gần 584,5 nghìn tấn, giá trị 387 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 21% về giá trị so với tháng 6.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu xăng dầu đạt gần 4,5 triệu tấn, trị giá hơn 2,5 tỷ USD giảm 15% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Nếu tính theo tỷ giá ngoại tệ ngày 16/8 (1 USD = 22.700 đồng), 7 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 57.000 tỷ đồng, tương đương trung bình 270 tỷ đồng/ngày để nhập khẩu xăng dầu.
Trong khi tồn kho của hai nhà máy lọc dầu trong nước đang rất mức cao. Cụ thể, CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) cho biết hiện nhà máy Dung Quất đang tồn kho trên 200.000 m3 sản phẩm xăng dầu (tương đương 1,2 triệu thùng) và gần 400.000 m3 dầu thô. Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Lý giải điều này, ông Bùi Ngọc Bảo, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho biết mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 20 triệu tấn xăng dầu trong khi sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 70%, cần nhập khẩu thêm khoảng 6,5 triệu tấn xăng dầu.
"Dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh. Đây là vấn đề mang tính thời điểm. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải tuân theo luật lệ của quốc tế, các hợp đồng được thực hiện theo kế hoạch, đơn hàng đã ký trước đó.
Tồn kho của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng cao, không có khả năng mua thêm xăng dầu cả trong nước và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp phải làm việc với đối tác để giãn, hoãn đơn hàng", ông Bảo nói.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan, giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 7 đạt 662 USD/tấn, tăng 12% so với tháng 6 và tăng 71% với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng đầu năm, giá nhập khẩu xăng dầu đạt 555 USD/tấn, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện VINPA cũng cho biết điều may mắn cho các doanh nghiệp giai đoạn này là giá dầu quốc tế tương đối ổn định, không bị giảm như giai đoạn cuối năm 2020, đầu năm 2021. Do đó, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị thiệt hại nhưng ở mức độ vừa phải, trong tầm kiểm soát.
Cơ cấu thị phần nhập khẩu xăng dầu từ các nước
Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu lượng lớn xăng dầu từ các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Malaysia và Singapore.
Trong đó, lượng nhập khẩu xăng dầu của Malaysia chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 1,5 triệu tấn, tương đương 779 triệu USD, không giảm về lượng nhưng tăng 37% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 33% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 642,5 triệu USD, giảm 27% về lượng nhưng không giảm về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 24% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu xăng dầu từ Singapore đạt 826 nghìn tấn, tương đương 485 triệu USD, giảm 20% về lượng, giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 18% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước.
Nguồn tin: Vietnambiz
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá xăng dầu hôm nay 29/11: Đồng loạt tăng mạnh (Thứ Hai, 29/11/2021 05:21)
- Xăng dầu tăng giá khủng, quỹ bình ổn còn bao nhiêu? (Thứ Năm, 18/11/2021 04:32)
- Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ còn 824 tỷ đồng (Thứ Năm, 18/11/2021 04:32)
- Giá xăng dầu ngày 18/11/2021: Dầu thô Brent giảm sâu và dự báo (Thứ Năm, 18/11/2021 04:32)
- Quỹ bình ổn giá xăng dầu hết quý 3 còn hơn 824 tỷ đồng (Thứ Năm, 18/11/2021 04:32)
- Giá xăng trước áp lực tăng lần thứ năm liên tiếp (Thứ Ba, 09/11/2021 01:51)
- Ngày mai (10-11), giá xăng có thể tiếp tục tăng (Thứ Ba, 09/11/2021 01:51)
- Những ưu đãi mới cho hoạt động dầu khí (Thứ Năm, 30/09/2021 04:25)
- Giá xăng tăng, chạm ngưỡng 22.000 đồng/lít (Thứ Bảy, 25/09/2021 05:24)
- Giá xăng ngày mai (25/9) có thể tăng gần 500 đồng/lít! (Thứ Sáu, 24/09/2021 11:25)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |