Cách xử lý khi mất hóa đơn liên 2 (liên giao cho khách hàng)
Bước 1: Khi phát hiện mất hóa đơn, Công ty phải lập báo cáo về việc mất hóa đơn và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Bước 2: Công ty và người mua phải lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu của người bán kèm theo biên bản về việc mất liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất hóa đơn.
Lưu ý: Đối với hành vi làm mất hóa đơn (liên 2-liên giao cho khách hàng), Công ty bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC.
“1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp người mua tìm lại được hoá đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người mua thuê thì xử phạt người mua theo quy định tại khoản này.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.”
Thanh Hữu
8
Thêm bình luận
Các tin khác
- Trường hợp nào sinh con được hưởng BHYT 100%? (Thứ Năm, 28/06/2018 03:11)
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ thế nào? (Thứ Năm, 28/06/2018 08:10)
- Từ 1/7, xe tải dưới 3,5 tấn nào phải gắn phù hiệu? (Thứ Tư, 27/06/2018 02:23)
- Quy định về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (Thứ Ba, 26/06/2018 03:00)
- Căn cứ xác định nghề, công việc độc hại, nguy hiểm (Thứ Hai, 25/06/2018 04:51)
- Hướng dẫn Dân kế toán cách ký “chữ ký” để không bị phạt (Thứ Hai, 25/06/2018 03:20)
- Hoa hậu Phương Nga kiện Cao Toàn Mỹ nếu kết quả phục hồi điều tra vô tội? (Thứ Hai, 25/06/2018 02:15)
- Có bằng thạc sĩ sau tuyển dụng, xếp lương thế nào? (Thứ Sáu, 22/06/2018 05:33)
- Khi nào người lao động đề nghị Công ty tăng lương là tốt nhất? (Thứ Sáu, 22/06/2018 10:00)
- Lợi dụng bày tỏ chính kiến để gây rối là phạm pháp (Thứ Sáu, 22/06/2018 08:19)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |