Lại nới quyền tăng giá xăng cho DN xăng dầu
Dự thảo mới nhất Nghị định thay thế Nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng. Theo đó, nguyên tắc điều chỉnh giá xăng dầu lại thêm một lần nữa được thay đổi so với dự thảo vừa trình trong quý I vừa qua.
Thay vì ở mốc phạm vi 2%, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ được "nới" thêm quyền tăng giá trong phạm vi 3%, khi các yếu tố đầu vào cấu thành giá cơ sở biến đổi tăng 3% so với giá bán lẻ hiện hành.
Nấc thứ 2 của kịch bản tăng giá vẫn là mức 7%. Cụ thể, khi các yếu tố đầu vào thay đổi làm giá cơ sở xăng dầu tăng từ 3-7% thì các doanh nghiệp cũng sẽ được quyền tăng đến mức 3%. Khoảng còn lại, 4% sẽ do cơ quan điều hành giá của Nhà nước điều chỉnh, có thể sử dụng nguồn từ Quỹ bình ổn bù đắp.
|
Tới đây, mỗi lần tăng giá xăng dầu sẽ chỉ vào khoảng 500 đồng/lít. |
Nấc thứ 3, khi giá cơ sở tăng lên quá 7% so với giá bán lẻ hiện hành, hoặc việc tăng giá xăng dầu làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá xăng dầu.
Ở 2 nấc đầu, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ chỉ cần kê khai giá tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Bộ Công Thương - với vai trò chủ trì việc điều hành giá trước 2 ngày. Ở nấc thứ 3, khi diễn biến giá xăng dầu tăng cao quá 7%, doanh nghiệp cần phải báo cáo lên Bộ trong 5 ngày để xem xét. Nếu quá thời hạn này, Bộ không có hồi âm, doanh nghiệp cũng có thể được phép tự tăng giá.
Điểm thay đổi lớn thứ 2 trong dự thảo mới nhất này là cơ sở tính giá xăng dầu. Theo đó, dữ liệu giá xăng dầu thế giới để tính giá cơ sở, làm căn cứ điều chỉnh giá sẽ được lấy trong 15 ngày cuối của chu kỳ dữ trữ 30 ngày, không phải 15 ngày đầu như dự thảo trước.
Cùng đó, khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần tăng giá vẫn được đề nghị giữ nguyên là 15 ngày như các dự thảo trước, tăng 5 ngày so với quy định hiện nay. Chức năng chủ trì điều hành giá xăng dầu sẽ chuyển từ Bộ Tài chính về Bộ Công Thương.
Đây có thể là lần thay đổi cuối cùng trước khi ban hành chính thức Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu. Các thay đổi trên là nhằm đảm bảo, giá xăng dầu bán lẻ tại Việt Nam sát hơn với thị trường thế giới. Đồng thời, quyền của doanh nghiệp được nới rộng hơn để tăng tính cạnh tranh cao, vẫn đảm bảo co hẹp lại so với quyền tăng 7% như quy định trong Nghị định 84 hiện nay.
Với mức này, tới đây, mỗi lần tăng giá xăng dầu sẽ chỉ vào khoảng 500 đồng/lít.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua hơn 10 lần điều chỉnh, nhưng các mức điều chỉnh đều thấp, dưới 300 đồng/lít, tuỳ mặt hàng.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |