EIA: Tồn kho dầu thô Mỹ giảm 2,4 triệu thùng trong tuần trước
Dự trữ dầu thô ở Gulf Coast (USGC) giảm mạnh 4,2 triệu thùng còn 200,6 triệu thùng trong tuần trước. Mức giảm tại đây đã phần nào bù đáp cho khối lượng dự trữ tăng thêm 1,3 triệu thùng ở West Coast (USWC) cũng tăng nhẹ trên khắp các kho chứa khác tại Mỹ.
Tồn kho tại điểm trung chuyển hợp đồng trên sàn New York Mercantile Exchange (NYMEX), cảng Cushing, Oklahoma tăng 400 ngàn thùng lên mức 20,9 triệu thùng. Tuy nhiên mức dự trữ ở đây vẫn thấp hơn 40% so với mức trung bình 5 năm.
Tổng sản lượng dầu thô đầu vào của các nhà máy lọc dầu Mỹ tăng trên mức trung bình 5 năm là 16,12 triệu thùng/ngày lên mức 16,3 triệu thùng/ngày, và tăng 34 ngàn thùng/ngày trong tuần trước. Công suất lọc dầu của các nhà máy tăng 0,2 điểm phần trăm lên mức 91,6%, nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân 92,4% của cùng kỳ năm ngoái.
Công suất lọc dầu ở USGC tăng 1,5 điểm phần trăm lên mức 94,5%.
Nhập khẩu dầu vào Mỹ tăng nhẹ 20 ngàn thùng/ngày lên mức 7,29 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 04/07 và thấp hơn mức 7,53 triệu thùng/ngày của cùng kỳ năm ngoái.
Dự trữ xăng của Mỹ tăng 600 ngàn thùng lên mức 214,3 triệu thùng, so với dự đoán giảm 1 triệu thùng. Sản lượng sản xuất xăng thành phẩm giảm 11 ngàn thùng/ngày còn 9,43 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng giảm 233 ngàn thùng/ngày còn 8,94 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu chưng cất tăng 188 ngàn thùng/ngày lên mức 3,97 triệu thùng/ngày. Tồn kho nhiên liệu chưng cất tăng 200 ngàn thùng lên mức 121,8 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với dự đoán tăng 1,2 triệu thùng.
Tồn kho nhiên liệu phản lực ở USWC giảm xuống mức thấp 10 năm là 6,83 triệu thùng trong tuần 04/07, thấp hơn 24,6% so với mức bình quân 5 năm. Tại USGC, tồn kho nhiên liệu này là 10,46 triệu thùng, thấp hơn 27,4% so với bình quân 5 năm.
Hàng tồn kho giảm cung với nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phản lực tăng của Mỹ, với mức tăng 136 ngàn thùng/ngày lên mức 1,799 triệu thùng/ngày trong tuần 04/07 cho thấy sự phục hồi của ngảnh công nghiệp hàng không Mỹ.
Các hãng vận tải hàng không Mỹ đã bị tác động mạnh bởi hàng loạt các vụ phá sản hàng loạt thậm chí trước khi thời kỳ suy thoái kinh tế cũng như sự sát nhập các hãng lại với nhau nhằm đối phó với giá nhiên liệu phản lực tăng cao, vốn chiếm 1/3 chi phí trung bình của một hãng hàng không.
Sự sát nhập gần đây nhất tạo ra hãng hàng không lớn nhất thế giới, American Airlines, ngày hôm qua đã báo cáo rằng lưu lượng vận tải tháng Sáu của hãng đã tăng thêm 1% dựa trên công suất tăng hơn 3,5%.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Doanh nghiệp bán xăng A92 giả ở Nghệ An kêu oan (Thứ Năm, 26/10/2017 08:18)
- Xăng dầu Hàn Quốc ồ ạt về Việt Nam: Lo thất thu thuế (Thứ Sáu, 20/10/2017 03:07)
- Doanh nghiệp kêu khó, xin tăng thuế xăng dầu (Thứ Sáu, 12/12/2014 08:53)
- Giá xăng trong nước sẽ giảm? (Thứ Bảy, 29/11/2014 10:18)
- "Dòng chảy vàng đen" đổi chiều (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- IEA: Xuất khẩu dầu của Iraq phục hồi trong tháng Bày này (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành 100% công suất (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Indonesia có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng khí đốt vào 2020 (Thứ Ba, 15/07/2014 09:46)
- OPEC: Nhu cầu dầu mỏ của thế giới tiếp tục tăng trong năm 2015 (Thứ Ba, 15/07/2014 09:44)
- Quảng Ngãi: 81% cửa hàng xăng dầu bán xăng E5 (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |