HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 7 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Chủ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 lỗ to, nếu bạo lực leo thang ở Iraq

Thứ Ba, 24/06/2014 12:00
Tình hình leo thang bạo lực ở Iraq đang đe dọa sự phát triển của hàng loạt các nước đã đầu tư vào ngành dầu khí nước này, vào thời điểm Baghdad - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến sẽ là nhà cung cấp quan trọng trong tương lai.

 

Mỏ dầu Halfaya thuộc thành phố Amara CNPC. Ảnh: Getty Images

AFP cho hay, các công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới như BP, Exxon Mobil, Shell cùng với Tổng công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã đầu tư hàng tỉ USD vào Iraq.
CNOOC chính là chủ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.

Cuộc tấn công chớp nhoáng hiện nay của nhóm nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã khiến quá trình hiện đại hóa các mỏ dầu lớn ở nam Iraq có nguy cơ đình trệ. Cho đến nay, ISIL đã buộc các nhà máy lọc dầu chính của Iraq phải đóng cửa, nhưng các mỏ dầu chính ở miền Nam, vốn chiến 90% sản lượng xuất khẩu vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Giá dầu thế giới đã tăng từ 109 USD/thùng lên 114 USD/thùng – mức cao nhất trong 9 tháng qua sau cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán trong một “kịch bản xấu nhất, khi mà nguồn cung cấp dầu từ Iraq bị đình trệ, giá dầu Brent có thể lên tới mức kỷ lục 140 USD/thùng”, Capital Economics cho biết.

Iraq đã tăng cường sản xuất trong những năm gần đây và hiện đang sản xuất 3,3 triệu thùng một ngày (bpd). Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) dự đoán rằng sản lượng khai thác của Iraq sẽ lên tới 6 triệu thùng vào năm 2020.
Mức sản xuất này là cực kỳ quan trọng, khi mà IEA đã dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt mức 100 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2019 - với việc nhu cầu dầu các nước đang phát triển lần đầu tiên vượt các nước phát triển.

Không chắc liệu ISIL có thể kiểm soát các khu vực phía nam Iraq hay không, nhưng nhóm này có thể nhắm mục tiêu vào các cơ quan và trụ sở những công ty dầu ở thủ đô Baghdad.

Họ cũng có thể gây ra sự hỗn loạn và thực hiện các hành động phá hoại, khủng bố như họ đã từng làm ở tỉnh Anbar – nơi một đường ống dẫn dầu chính đã bị vô hiệu hóa từ tháng 3.

IEA hiện đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng sản xuất dầu của Iraq khoảng nửa triệu thùng, xuống còn 4,29 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2018, với lý do lo ngại về an ninh, cơ sở hạ tầng và tham nhũng.

Tình hình chiến sự ở Iraq sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc – nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực dầu mỏ ở Iraq.

Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới và dự kiến sẽ là động lực chính trong việc thúc đẩy nhu cầu thế giới vào năm 2020.

Cả CNOOC và CNPC đều đầu tư lớn ở miền nam Iraq và Trung Quốc hiện có tổng cộng 10.000 lao động ở nước này.
Ông Antoine Halff, người đứng đầu Văn phòng công nghiệp và thị trường dầu mỏ của IEA cho biết, Bắc Kinh có khả năng sẽ chuyển sang tìm kiếm nguồn dầu từ Saudi Arabia, Iran và Nga.

Nguồn: Motthegioi

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác