Chính sách siết chặt nhà máy lọc dầu của Trung Quốc khiến các tàu chở dầu không biết đi đâu
Đòn giáng này đối với một phần đáng kể công suất lọc dầu của quốc gia hiện đang gây ra sự gián đoạn lớn lên chuỗi cung ứng dầu thô trong khu vực. Đây không chỉ là vấn đề đối với nguồn cung dầu và nhu cầu lớn của Trung Quốc, mà còn đối với tất cả các quốc gia cung cấp xăng dầu cho nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này. Do việc siết chặt chính sách này mà các tàu chở dầu hiện đang xếp hàng rồng rắn ngoài khơi các cảng quan trọng của châu Á. "Các tàu ở ngoài khơi Singapore, Malaysia và Trung Quốc đang chở khoảng 62 triệu thùng trong tuần trước sau khi chạm mức cao gần ba tháng vào đầu tháng này", Bloomberg đưa tin vào đầu tuần này. Một số trong những con tàu mắc cạn này đang chở dầu từ Iran và Venezuela, hai quốc gia hiện đang bị Hoa Kỳ trừng phạt, và do đó sẽ rất khó khăn để tìm một người mua khác cho dầu của họ nếu thị trường Trung Quốc đóng cửa.
Nhà nghiên cứu tàu chở dầu Anoop Singh của Braemar ACM Shipbroking nói với Bloomberg: “Những thùng dầu đang nằm ngoài khơi Đông Nam Á thật đáng lo ngại. Chúng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm điểm đến ngoài Trung Quốc, trừ khi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ thay đổi đáng kể hoặc sự kìm hãm của Trung Quốc đối với các công ty dầu độc lập của họ được nới lỏng.” Dầu bị cấm vận càng gặp khó khăn hơn với thuế tiêu thụ của Trung Quốc mà Bắc Kinh áp dụng từ tháng 6. Với mục đích được nêu là nhằm giải quyết ô nhiễm, thuế này ảnh hưởng tới hợp chất bitum được sử dụng để làm nhựa đường, vốn được dùng làm chất che đậy cho hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran và Venezuela. Thuế đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nhập khẩu, với nhập khẩu bitum giảm tới 80% kể từ mức cao nhất vào tháng Năm.
Trong 5 năm qua, các teapot của Trung Quốc đã giành được quyền lực đáng kể trong lĩnh vực năng lượng nước này. Chính sách siết chặt hiện nay phục vụ một mục đích kép. Theo các quan chức Trung Quốc, mục tiêu là tăng cường sẹ giám sát, đảm bảo tuân thủ luật pháp và cắt giảm các hành vi xấu phổ biến như trốn thuế, buôn lậu nhiên liệu và vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường và khí thải. Tuy nhiên, một cách không chính thức, việc này nhằm mục đích thiết lập lại quyền kiểm soát của nhà nước đối với các công ty tư nhân, vốn đã trở nên lớn hơn một chút trong mắt Bắc Kinh.
Trong khi Venezuela và Iran, hai quốc gia có nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi không bán được dầu, thì đây là một động thái phổ biến đối với các nhà hoạt động bảo vệ môi trường và khí hậu. Đầu tháng này, Liên hợp quốc và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra một báo cáo rằng thế giới đã đạt đến ngưỡng không thể quay trở lại với sự nóng lên toàn cầu. Bất kỳ lượng dầu nào còn sót lại không được sử dụng đều có thể được coi là một chiến thắng cho khí hậu, ngay cả khi lượng dầu đó chắc chắn sẽ trôi nổi ngoài bờ biển châu Á trong tương lai gần.
Có thể cho rằng, không có quốc gia nào đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu như Trung Quốc, quốc gia phát thải carbon dioxide lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai. Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa thực hiện các cam kết về khí hậu, rằng Trung Quốc sẽ đạt nhu cầu dầu cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon hoàn toàn vào năm 2060, nhưng cũng rõ ràng rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là an ninh năng lượng bằng mọi giá. Ví dụ, Bắc Kinh đã tăng cường khai thác than ở nước ngoài đồng thời cam kết hạn chế công suất trong nước.
Dù việc siết nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc có nhằm mục đích tuân thủ các quy định về môi trường hay nhằm thiết lập lại thế kìm kẹp của nhà nước trong lĩnh vực này hay không, nhưng việc lọc dầu và đốt ít dầu hơn ở Trung Quốc có thể dẫn đến một số kết quả rất tốt cho tất cả chúng ta.
Nguồn tin: xangdau.net
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |