Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn chảy
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ông Shub kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU tham gia vào tập hợp các nước hai bờ Đại Tây Dương phản đối Nord Stream 2 và ủng hộ phương án khí đốt được quá cảnh Ukraine trong tương lai.
Dự án Nord Stream 2 dự tính xây dựng 2 đường ống dẫn khí đốt chạy từ bờ biển Nga, qua biển Baltic và đến một trung tâm ở Đức mà không qua Ukraine.
Dự án là một liên doanh của các tập đoàn Gazprom (Nga), Engie (Pháp), OMV AG (Áo), Royal Dutch Shell (Anh) và Uniper and Wintershall (Đức).
Để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga thông qua việc cung cấp nhiên liệu cho EU, Mỹ đã liên tục cản trở việc thực hiện dự án này.
Đặc biệt, Washington đã đưa ra một điều luật nhằm chống lại việc xây dựng đường ống Nord Stream 2, đó là luật chống lại các kẻ thù của Mỹ.
Chính quyền Mỹ tuyên bố dự án Nord Stream 2 đe dọa an ninh năng lượng của EU, đồng thời gợi ý xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang thị trường châu Âu để đảm bảo an ninh năng lượng cho các đồng minh.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với Mỹ về những nguy cơ của việc theo đuổi chính sách “nước Mỹ trước tiên”, cáo buộc Washington tìm cách ngăn cản đường ống dẫn khí đốt Nga - Đức để hỗ trợ xuất khẩu khí đá phiến của Mỹ.
Cảnh báo này được đưa ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh trong ngày 18/5 giữa Thủ tướng Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo ông Altmaier, khí đá phiến đắt hơn nhiều so với khí đốt qua đường ống, vì vậy việc ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2 chỉ nhằm đảm bảo cho xuất khẩu khí đá phiến của Mỹ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức nhấn mạnh :"Mỹ là bạn và là đối tác của chúng tôi, và chúng tôi muốn bảo vệ các giá trị chung. Tuy nhiên nếu với chính sách nước Mỹ trước tiên họ đặt lợi ích kinh tế của họ lên trước lợi ích của các nước khác, khi đó họ phải lường trước châu Âu sẽ xác định rõ lợi ích của mình và đấu tranh cho lợi ích đó."
Đáp lại, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách năng lượng Sandra Oudrirk tuyên bố ngay tại Berlin rằng Mỹ có thể trừng phạt các công ty, kể cả các công ty châu Âu tham gia dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ không dễ gì khiến các nước châu Âu thay đổi thái độ.
Ngày 21/5, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cho biết nước này đang xem xét khả năng nhận khí đốt trực tiếp từ Nga thông qua Biển Đen.
“Tôi hy vọng rằng các chính phủ của chúng ta (EU và Bulgaria) sẽ xem xét khả năng cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga qua Biển Đen. Nga luôn là đối tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, là nhà cung cấp khí đốt, dầu mỏ và nhiên liệu hạt nhân, cũng như từng là nước đã giúp hiện đại hóa và hỗ trợ năng lực hạt nhân của Bulgaria"- Tổng thống Rumen Radev nói.
Nguồn tin: daidoanket.vn
Thêm bình luận
Các tin khác
- Trường hợp nào sinh con được hưởng BHYT 100%? (Thứ Năm, 28/06/2018 03:11)
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ thế nào? (Thứ Năm, 28/06/2018 08:10)
- Từ 1/7, xe tải dưới 3,5 tấn nào phải gắn phù hiệu? (Thứ Tư, 27/06/2018 02:23)
- Cách xử lý khi mất hóa đơn liên 2 (liên giao cho khách hàng) (Thứ Tư, 27/06/2018 10:37)
- Quy định về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (Thứ Ba, 26/06/2018 03:00)
- Căn cứ xác định nghề, công việc độc hại, nguy hiểm (Thứ Hai, 25/06/2018 04:51)
- Hướng dẫn Dân kế toán cách ký “chữ ký” để không bị phạt (Thứ Hai, 25/06/2018 03:20)
- Hoa hậu Phương Nga kiện Cao Toàn Mỹ nếu kết quả phục hồi điều tra vô tội? (Thứ Hai, 25/06/2018 02:15)
- Có bằng thạc sĩ sau tuyển dụng, xếp lương thế nào? (Thứ Sáu, 22/06/2018 05:33)
- Khi nào người lao động đề nghị Công ty tăng lương là tốt nhất? (Thứ Sáu, 22/06/2018 10:00)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |