Dư thừa dầu toàn cầu gần như không còn
Theo báo cáo của OPEC công bố hôm 14-5, trong tháng 3-2018, lượng dầu thô dự trữ ở các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã giảm xuống rất nhiều lần, cụ thể, so với mức trung bình của năm năm thì lượng dự trữ hiện nay chỉ cao hơn 9 triệu thùng. Trong khi đó, vào tháng 1-2017, mức dự trữ cao hơn mức trung bình của năm năm đến 340 triệu thùng.
OPEC cho biết sẵn sàng can thiệp để bình ổn thị trường dầu nếu nguồn cung bị ảnh hưởng do các diễn biến địa chính trị. Ảnh: Business Day Online.
Mục tiêu chính của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa OPEC và Nga cùng một số nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC (được thực hiện từ đầu năm 2017) là giảm lượng dầu dư thừa trong các kho dự trữ của OECD về bằng mức trung bình năm năm. Số liệu mà OPEC mới công bố cho thấy mục tiêu này sắp đạt được.
Báo cáo cũng cho biết, OPEC cắt giảm sản lượng mạnh hơn mức cam kết. Sản lượng dầu của OPEC chỉ tăng 12.000 thùng/ngày, lên mức 31,93 triệu thùng/ngày trong tháng 4-2018, tức thấp hơn gần 800.000 thùng/ngày so với sản lượng dầu mà thế giới cần OPEC cung cấp trong năm nay.
Trong tháng 4, Arab Saudi, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã cắt giảm sản lượng 39.000 thùng/ngày về mức 9,868 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 1-2017.
Theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu dầu vững mạnh trên toàn cầu nhờ nền kinh tế thế giới khởi sắc cũng đã góp phần loại bỏ tình trạng dư thừa dầu. OPEC ước tính nhu cầu dầu của toàn cầu trong năm 2018 sẽ tăng thêm 1,65 triệu thùng/ngày so với năm ngoái.
“Trong tháng 4, thị trường dầu được hỗ trợ bởi các vấn đề địa chính trị quay trở lại, lượng dầu dữ trữ bị thu hẹp và nhu cầu vững mạnh của toàn cầu”, báo cáo của OPEC cho biết.
Nguồn cung dầu ngoài OPEC sẽ tăng thêm 1,72 triệu thùng/ngày trong năm nay, chủ yếu do các công ty dầu đá phiến Mỹ đẩy mạnh khai thác để tận dụng giá dầu đang ở mức cao.
Song OPEC dự báo tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu trong tương lai sẽ gặp những cản lực, chẳng hạn như tốc độ đầu tư quá chậm của các công ty dầu khí truyền thống và mức đầu tư dự kiến sẽ sụt giảm trong ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ khi nguồn tiền vay có mức lãi suất thấp không còn.
Trước các lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu sẽ càng bị siết chặt hơn do Mỹ tái trừng phạt Iran, theo OPEC, tổ chức này và các nước đồng minh ngoài OPEC sẵn sàng can thiệp để giúp ổn định thị trường dầu nếu các diễn biến địa chính trị tác động tiêu cực đến nguồn cung.
Nguồn tin: thesaigontimes.vn
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |