Eo biển Hormuz - tâm điểm căng thẳng thế giới quan trọng nhường nào?
Eo biển Hormuz có địa thế cực kỳ đặc biệt, mặc dù khu vực Vịnh Ba Tư phía bắc eo biển này là "ngõ cụt", tuy nhiên eo biển Hormuz vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong giao thương hàng hoá quốc tế do cái "ngõ cụt" này là điểm đến và đi của lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Ước tính mỗi ngày có khoảng 21 triệu thùng dầu di chuyển từ Vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz để ra các vùng biển khác. Số lượng dầu này tương đương với 1,197 tỷ USD di chuyển qua eo biển này mỗi ngày. Nguồn ảnh: BI.
Tuyến đường huyết mạch này hoạt động liên tục 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm. Do có diện tích quá nhỏ hẹp, đôi khi các tàu cỡ lớn phải chờ đợi khoảng vài tiếng đồng hồ để có thể lách được qua đây. Nguồn ảnh: BI.
Trong thời gian gần đây, việc căng thẳng giữa Iran và Mỹ tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới eo biển Hormuz vì Iran có địa lý nằm bao trọn một bên bờ của eo biển này. Với tình hình căng thẳng ngày càng leo thang và không có dấu hiệu hạ nhiệt, giá dầu cả thế giới có thể sẽ bị ảnh hưởng từ eo biển này. Nguồn ảnh: BI.
Có thể kể ra một loạt các sự cố liên quan tới eo biển Hormuz chỉ trong một tháng gần đây, đầu tiên là việc tàu USS Boxer của Mỹ công bố bắn hạ máy bay không người lái của Iran nhưng phía Iran phủ nhận hoàn toàn thông tin này. Nguồn ảnh: BI.
Ngay sau đó, Iran tuyên bố bắt giữ một tàu "nước ngoài" sau đó được xác định là tàu MT Riah mang quốc tịch UAE. Chưa đầy 24 tiếng sau, Iran tiếp tục bắt giữ tàu chở dầu của Anh đang di chuyển gần eo biển Hormuz. Nguồn ảnh: BI.
Căng thẳng nhất trong cuối tháng vừa rồi là sự kiện hai tàu chở dầu mang quốc tịch Na Uy và Nhật Bản bị tấn công khi đang di chuyển trên Vịnh Oman - Mỹ khẳng định Iran có liên quan dù không có bằng chứng thuyết phục nào được tung ra. Nguồn ảnh: BI.
Ngay sau vụ tấn công đó, Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ khi máy bay người lái này đang bay ở khu vực gần với khi vùng biển xảy ra các vụ tấn công không xác định trước đó. Nguồn ảnh: BI.
Tất cả các sự cố kể trên xảy ra chỉ trong vòng một tháng trở lại đây, biến vùng biển Hormuz trở thành điểm nóng căng thẳng nhất trên biển ở thời điểm hiện tại, có thể xảy ra xung đột vũ trang bất cứ lúc nào nếu các bên liên quan không chịu bình tĩnh lại. Nguồn ảnh: BI.
Nguồn tin:doanhnghiepvn.vn
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |