Giá dầu đang được hỗ trợ bởi hàng loạt yếu tố
Khả năng gián đoạn nguồn cung trong tương lai sẽ giúp giá dầu đạt đỉnh trở lại. Ảnh: Pinterest
Một số yếu tố cơ bản thúc đẩy giá dầu trong tuần vừa qua là căng thẳng tại Trung Đông, sự lo lắng về sụt giảm sản xuất tại Venezuela, sụt giảm bất ngờ của lượng dầu tồn kho của Mỹ cũng như khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
Trên thực tế, các nhà kinh doanh dường như ít quan tâm tới dự báo tăng sản lượng của Mỹ cũng như việc tăng số lượng giàn khoan của quốc gia này do kì vọng những biện pháp trừng phạt được áp dụng lại đối với Iran sẽ giúp tăng giá dầu vì sự gián đoạn nguồn cung.
Trong tháng vừa qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh đã đạt mức cắt giảm sản lượng tới 138%, tăng so với con số 133% hồi tháng Một và đây là mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung được bắt đầu hồi tháng 1/2017.
Theo kế hoạch, thỏa thuận này sẽ tiếp tục được mở rộng tới năm 2019 nhằm thắt chặt thị trường.
Một số yếu tố khác có thể đẩy giá dầu lên cao bao gồm sự mất giá của đồng Đô la Mỹ dù thị trường lạc quan với sự tăng trưởng của Mỹ, việc cắt giảm thuế, tăng chi tiêu ngân sách cũng như việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) dự kiến tăng lãi suất vào năm 2018.
Ngoài ra, việc sụt giảm sản lượng liên tục từ Venezuela cũng là nguyên nhân đẩy giá dầu có thể trở lại thời kì đỉnh cao và những kịch bản sản xuất tồi tệ cho quốc gia này không còn xa lạ với công chúng nữa.
Venezuela có khả năng rơi vào sự suy thoái kinh tế tồi tệ hơn khi không có tiền để đầu tư, hay thậm chí là duy trì, vấn đề khủng hoảng nợ cũng như các lệnh trừng phạt đến từ Mỹ.
Sản lượng của quốc gia này đã giảm một nửa so với thời điểm 2005, đạt mức dưới 2 triệu thùng mỗi ngày. Trong tháng đầu năm nay, lượng sản xuất của Venezuela tiếp tục suy yếu thêm 52.000 thùng mỗi ngày và điều này có thể gây ra sự sụt giảm trong các kho dự trữ.
Giá dầu có thể tăng nhờ nhiều động lực nhưng sẽ phải đối mặt với rào cản lớn và viễn cảnh tốt đẹp sẽ không xảy ra nếu cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự diễn ra.
Ngoài ra, việc gia tăng số lượng giàn khoan cũng có thể khiến giá dầu quay đầu giảm. Theo báo cáo của Baker Hughes, số giàn khoan đã đạt con số 804, tăng 152 giàn so với thời điểm một năm trước.
Nguồn tin: theleader.vn
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |