Giá dầu mất đà về cuối tuần do mối lo dư cung
Giá dầu mất đà về cuối tuần. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Sau khi đi xuống trong phiên đầu tuần, giá dầu thế giới tuần qua đã liên tiếp chạm mức cao nhất kể từ giữa năm 2015 vào các phiên giữa tuần do bất ổn địa chính trị và báo cáo về lượng dầu dự trữ tại Mỹ. Tuy nhiên, giá "vàng đen" đã đánh mất đà tăng trong phiên cuối tuần, khi mối lo dư cung trở lại "ám ảnh" các nhà giao dịch.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (2/1), giá dầu đi xuống khi tuyến đường ống dẫn dầu ở khu vực Biển Bắc thuộc nước Anh và một đường ống dẫn dầu tại Libya đã bắt đầu nối lại hoạt động. Hệ thống đường ống dẫn dầu từ Forties tại khu vực Biển Bắc (Vương quốc Anh) với công suất 450.000 thùng/ngày đã hoạt động trở lại vào ngày 30/12 sau một thời gian tạm phải đóng cửa để sửa chữa đường ống.
Trong khi đó, theo CNBC, việc sửa chữa một đường ống dẫn dầu của Libya bị hư hỏng sau một vụ tấn công hồi tuần trước cũng đang hoạt động trở lại từng bước.
Tuy nhiên, sang phiên giao dịch ngày 3/1, giá dầu thế giới đã tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi qua, nhờ tình hình bất ổn ở Iran và số liệu kinh tế lạc quan của Mỹ và Đức thúc đẩy hoạt động mua vào.
Trong phiên này, giá dầu WTI đã có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2015, còn giá dầu Brent có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2015.
Tình hình bất ổn ở Iran tiếp tục hỗ trợ giá dầu trong phiên 4/1. Bên cạnh đó, giá mặt hàng này còn được hưởng lợi từ số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này trong tuần tính đến ngày 29/12/2017 đã giảm 7,4 triệu thùng, giảm sâu hơn dự báo của các nhà kinh tế, giữa bối cảnh các nhà máy lọc dầu hoạt động với công suất cao nhất kể từ năm 2005.
Không giữ được đà tăng, giá dầu quay đầu giảm trong phiên cuối tuần (5/1), giữa bối cảnh sản lượng dầu gia tăng tại Mỹ và triển vọng nhu cầu tiêu thụ yếu đi đã gây áp lực lên tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường. Chốt phiên này, giá dầu WTI giảm 57 xu Mỹ xuống 61,44 USD/thùng; còn giá Brent giảm 45 xu Mỹ (0,7%) xuống 67,62 USD/thùng.
Hiện nay, các nhà giao dịch đang lo ngại sự gia tăng sản lượng dầu tại Mỹ sẽ làm suy yếu những nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần 16% kể từ giữa năm 2016, lên 9,75 triệu thùng vào thời điểm cuối năm ngoái. Theo một báo cáo, trong tuần gần đây nhất, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 9,78 triệu thùng/ngày. Chuyên gia Norbert Ruecker, thuộc ngân hàng Julius Baer, cho rằng dự báo giá dầu vượt 60 USD/thùng là quá lạc quan.
Nguồn tin: bnews.vn
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |