Giai đoạn khủng hoảng của OPEC
Các thành viên OPEC sẽ đến Vienna vào tuần tới cho cuộc họp bán niên vào ngày 22/6. Liệu các thành viên của hiệp định OPEC + có quyết định nới lỏng cắt giảm sản xuất hay không? Mặc dù một số thành viên có vẻ phản đối ý tưởng này, nhưng việc giảm dần mức cắt giảm sẽ hoàn toàn có thể.
Tại sao một số nước kêu gọi tăng sản lượng?
Điều này có thể là do thực tế là nhóm đã đạt được mục tiêu đưa hàng tồn kho dầu thô OECD trở lại mức trung bình 5 năm. Việc thực hiện chiến lược rút lui một thời điểm khi có nguy cơ sụt giảm đối với nguồn cung của Venezuela và Iran sẽ hoàn toàn thích hợp. Chúng ta cũng đừng quên áp lực ngày càng tăng từ một số nhà nhập khẩu quan trọng vì giá dầu cao hơn.
Tồn kho dầu thô OECD (triệu thùng)
Nguồn: IEA, ING Research
Mức tăng mà thị trường có thể nhìn thấy là gì?
Tại thời điểm này, phạm vi tăng có thể là khá lớn, với nhiều người dự đoán một mức tăng nào đó nằm trong khoảng 0,3-1 triệu thùng/ngày. Đã có những báo cáo truyền thông cho rằng chính phủ Mỹ đã yêu cầu OPEC tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, trong khi gần đây hơn Bloomberg thông báo rằng Nga đang có kế hoạch đề nghị các thành viên dỡ bỏ thảo thuận và đưa sản xuất trở lại mức tháng 10/2016. Điều này sẽ cho thấy nguồn cung tăng 1,8 triệu thùng/ngày. Thị trường có khả năng sẽ nhìn thấy mức tăng dần từ 0,8-1 triệu thùng/ngày trong suốt năm.
Liệu người Nga và Saudi sẽ có được điều họ muốn?
Rõ ràng là một thành viên của thỏa thuận OPEC+ tin rằng đã đến lúc để nới lỏng cắt giảm sản xuất chính là Nga. Tại cuộc họp chính thức của OPEC lần trước, họ đã miễn cưỡng gia hạn thỏa thuận, và lần này sự miễn cưỡng đó chắc chắn đã tăng lên. Là một phần của thỏa thuận ban đầu, Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng 0,3 triệu thùng/ngày còn 10,95 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, kể từ tháng Hai, nước này đã sản xuất nhiều hơn, và trên thực tế, theo Interfax, sản lượng dầu của Nga trong tuần đầu tiên của tháng 6 tăng lên 11,1 triệu thùng/ngày.
Không loại trừ một kịch bản mà Nga quyết định thoát khỏi thỏa thuận hoàn toàn. Họ tin rằng sự can thiệp được thực hiện đã đạt được mục tiêu của nó. Nếu Nga tách ra khỏi thỏa thuận OPEC+, họ có thể tăng thêm nguồn cung khoảng 0,3 triệu thùng/ngày so với mức hạn ngạch hiện tại của họ.
Saudi Arabia là người đề xuất chính khác cho sản lượng tăng. Dường như mối lo ngại về khả năng gây tổn thương nhu cầu và các lời kêu gọi từ các nước nhập khẩu đã làm mất đi tập trung của người Saudi đang theo đuổi giá dầu cao hơn để chuẩn bị cho đợt IPO Saudi Aramco.
Saudis cho đến giờ đã thực hiện một công việc tuyệt vời với cam kết tuân thủ; họ đã cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết, với sự tuân thủ trung bình đạt 120% kể từ khi bắt đầu thỏa thuận. Sự tuân thủ mạnh mẽ này cung cấp cho vương quốc một năng lực dự trữ mạnh mẽ. Họ có thể tăng sản lượng thêm gần 0,3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, mà vẫn sẽ tuân thủ 100% thỏa thuận. Saudi có vẻ thể hiện ý định của họ một cách rõ ràng, với sản lượng tháng hơn Năm vượt 10 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2017, mặc dù điều này có thể là do mức tăng theo mùa thông thường trong sản xuất do nhu cầu trong nước cao hơn trong hè.
Sản lượng dầu hàng tháng của Nga (triệu thùng/ngày)
Nguồn: CDU TEK, Bloomberg, ING Research
Saudi Arabia có thể sản xuất nhiều hơn và vẫn duy trì tuân thủ thỏa thuận (triệu thùng/ngày)
Nguồn: OPEC, Bloomberg, ING Research
Ai là chống lại tăng sản lượng?
Câu trả lời ngắn cho câu hỏi này sẽ là bất kỳ ai không có khả năng tăng sản lượng. Phần lớn các thành viên OPEC khác không có nhiều năng lực dự phòng, và do đó sẽ tồi tệ hơn nếu như Nga và Saudi tăng sản lượng.
Đó là lợi ích của Venezuela để tiếp tục với khuôn khổ hiện tại của thỏa thuận cắt giảm sản xuất. Ngành công nghiệp dầu mỏ nước này tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu đầu tư, và sản lượng đã giảm liên tục kể từ đầu năm 2016. Nhìn vào dữ liệu giàn khoan mới nhất của Baker Hughes (NYSE: BHGE) cho quốc gia này, số lượng giàn khoan đang hoạt động chỉ 28 giàn khoan, giảm từ hơn 70 giàn khoan vào đầu năm 2016, và con số thấp nhất kể từ năm 2003. Kết quả là, có vẻ như không có sự đảo ngược trong xu hướng này, với sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục giảm còn 1,2 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Để giúp bù đắp cho sự sụt giảm này, cần phải có giá dầu mạnh hơn.
Đối với Iran, nước này cũng sẽ quan tâm thỏa thuận được duy trì, vì Tehran có thể bị buộc phải giảm cung nếu người mua có thể từng bước thu hẹp thu mua dầu thô Iran như là kết quả của lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cuối cùng, có nhiều chỉ trích đến từ người Iraq trong những ngày gần đây, kêu gọi thỏa thuận cần phải duy trì nguyên vẹn. Tuy nhiên, Iraq đang ở dưới cùng của bảng xếp hạng khi nói đến sự tuân thủ giữa các quốc gia OPEC. Mức độ tuân thủ của nước này chỉ đạt trung bình 57% trong suốt quá trình đàm phán và, trên thực tế, sự tuân thủ chỉ đạt 39% trong tháng Năm.
Iraq không đáp ứng được sự tuân thủ thỏa thuận
Nguồn: OPEC, Bloomberg, ING Research
Cân bằng toàn cầu
Do đó theo kịch bản có thể nhất, với giả định thị trường sẽ thấy nguồn cung dầu của Iran bị mất 500.000 thùng/ngày vào cuối năm nay, cùng với sản lượng của Venezuela giảm xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày. Để bù đắp cho mức giảm này, các thành viên còn lại của OPEC+ có thể sẽ tăng dần sản lượng thêm khoảng 900.000 thùng/ngày vào cuối năm nay. Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn mức gia tăng này được thúc đẩy bởi Saudi Arabia và Nga. Theo kịch bản này, thị trường sẽ mức thâm hụt ít hơn trong Q3/2018, và thực tế là sẽ có một khoảng khoản thặng dư nhỏ trong Q4/2018.
Tuy nhiên, nếu giả định nguồn cung bổ sung chỉ tăng thêm 500.000 thùng/ngày, và mức sụt giảm tương tự từ Iran và Venezuela, thị trường toàn cầu sẽ tiếp tục thâm hụt vào cuối năm 2018. Kịch bản đặc biệt hơn sẽ dẫn đến khả năng điều chỉnh lại dự báo giá hiện tại, là nếu nguồn cung của Iran giảm hơn 500.000 thùng/ngày vào cuối năm, hoặc nếu OPEC quyết định duy trì thỏa thuận hiện tại nguyên vẹn.
Cán cân dầu thô toàn cầu theo quý
Nguồn: IEA, EIA, ING Research
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |