Nga có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đối với OPEC
OPEC, bị áp lực bởi sự bùng nổ sản xuất đá phiến của Mỹ, nguồn cung dầu thô dồi dào trên toàn cầu và tăng trưởng nhu cầu dầu yếu, đã củng cố mối quan hệ với Moscow và các đối tác bên ngoài khác với một điều lệ chính thức, nhằm mục đích thúc đẩy quyền lực thị trường của mình.
OPEC +, bao gồm 24 nhà sản xuất trong đó có Nga, đã gia hạn hiệp ước cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong chín tháng đến tháng 3 năm 2020.
Tuy nhiên, OPEC đã bị nẫng tay trên sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammad Bin Salman tuyên bố trước việc gia hạn này- nhưng không phải có thời gian chính xác - tại hội nghị thượng đỉnh Osaka G20 hôm thứ Bảy.
Sự kìm kẹp mạnh mẽ của Nga càng thể hiện rõ vào ngày thứ Hai khi Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak là người đầu tiên tiết lộ rằng tất cả các bộ trưởng OPEC đã đồng ý gia hạn thêm chín tháng nữa cho thỏa thuận OPEC+ .
Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai toàn cầu, đứng sau là Ả Rập Saudi, đã quyết định ba năm trước sẽ liên kết với OPEC để chống đỡ giá dầu lao dốc.
Giành quyền điều khiển?
John Hall, chủ tịch của công ty tư vấn Alfa Energy có trụ sở tại Anh, nói với AFP rằng Moscow rõ ràng đang tìm cách nắm bắt sáng kiến này.
“Tôi luôn tin rằng Nga sẽ không bao giờ là thành viên của bất cứ cái gì mà họ không thể kiểm soát và, khi ủng hộ OPEC, Nga không chỉ điều khiển thời gian của cuộc họp mà còn là kết quả”, Hall nói.
“Nếu không có Nga và các nhà sản xuất bên ngoài OPEC khác thông cảm, Saudi sẽ mất quyền kiểm soát và OPEC đã thất bại trước sản lượng tăng của Mỹ, làm tăng áp lực buộc OPEC phải cắt giảm sản lượng và dù làm như vậy, đồng nghĩa với thị phần của họ giảm”, ông nói thêm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Namdar Zanganeh cảnh báo tại Vienna rằng OPEC có thể “chết” nếu vai trò của nhóm bị giảm đến mức các quyết định tức khắc không suy nghĩ kỹ được đưa ra trước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih vẫn kiên định về sự đóng góp của Moscow.
“Tôi nghĩ rằng tầm ảnh hưởng của Nga rất được hoan nghênh”, Falih phát biểu hôm thứ Hai.
“Saudi và Nga đang gánh phần cắt giảm lớn nhất (vì vậy) chúng tôi đồng ý trước và sau đó thảo luận về thỏa thuận của chúng tôi với các đồng minh từ các quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng nó chỉ giúp đạt được sự đồng thuận nhất trí”.
Khi được hỏi về việc liệu Putin hiện giờ đang nắm quyền ra những quyết định quan trọng, ông trả lời: “Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng Nga rất tôn trọng bản chất vai trò của mình, Nga chắc chắn rất tôn trọng Ả Rập Saudi và họ đã thỏa hiệp về các quan điểm nhất định”.
Falih nói thêm rằng Riyadh muốn đạt được sự cân bằng thị trường cho cung và cầu - nhưng điều đó cần những nước bên ngoài OPEC tham gia vào.
“OPEC đang cố gắng làm điều đó, nhưng chúng ta cùng đối mặt với điều này: chúng tôi chỉ cung cấp chưa tới 30% nguồn cung toàn cầu, do đó, việc mang nhiều thành viên ngoài OPEC cùng tham gia với chúng tôi đã mang lại một sự thúc đẩy lớn”.
OPEC có trụ sở tại Vienna, tổ chức cung cấp một phần ba dầu thô cho toàn cầu, đã quyết định ba năm trước để liên kết với các thành viên ngoài nhóm để thành lập OPEC+ nhằm chống đỡ sự sụt giảm giá.
Trong những năm gần đây, nhóm này đã để mất thị phần quý giá vào tay Hoa Kỳ - với sản lượng đá phiến đang bùng nổ đã biến nước này thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và là một nhà xuất khẩu ròng.
Nhóm được mở rộng - bao gồm 24 nhà sản xuất dầu thô trong đó có Azerbaijan, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman và Nga - chiếm gần một nửa nguồn cung dầu trên thế giới.
Vấn đề quy mô
Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB lưu ý rằng Moscow và Riyadh cần các thành viên cartel khác cùng tham gia.
“Nếu có bất đồng trong OPEC, thì Nga-Saudi không thể thúc đẩy hay ép buộc thông qua một quyết định”, ông nói với AFP.
“Mặt khác, với quy mô của Nga và Ả Rập Xê Út sẽ không thể đạt được một thỏa thuận trừ khi hai bên đó tham gia”.
“Tất nhiên, Saudi Saudi và Nga có thể đi một mình và hợp tác sản xuất và bỏ qua các thành viên còn lại của OPEC. Nhưng Saudi không muốn làm điều đó”, ông Schieldrop nói.
“Họ biết rằng vấn đề quy mô trong thị trường dầu toàn cầu. OPEC đã trở nên quá nhỏ. Mặt khác, OPEC + đủ lớn để có ý nghĩa và tác động đến thị trường dầu mỏ toàn cầu”.
Nguồn tin: xangdau.net/AFP
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |