Nhập khẩu dầu của Mỹ sụt giảm mạnh
Nhập khẩu dầu thô của OPEC vào Mỹ ở mức trung bình 3,26 triệu thùng mỗi ngày trong mười tháng đầu năm nay, cao hơn một tí so với mức trung bình của năm ngoái.
Mặc dù nhập khẩu bắt đầu ở mức 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng Giêng, mức hàng tháng cao nhất kể từ năm 2013, nhưng chúng ta đã thấy con số này giảm xuống dưới 3 triệu thùng mỗi ngày trong những tháng gần đây – được dẫn dắt bởi sự sụt giảm đáng kể trong lượng dầu giao từ Ả Rập Xê-út.
Sau khi đạt được mức tăng trưởng so với năm trước vào hàng tháng kể từ cuối năm 2015, nhập khẩu dầu từ các nước OPEC tới Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt trong tháng bảy. Tình trạng này đã duy trì trong bốn tháng kể từ đó - mặc dù mức giảm so với năm trước trong tháng Tám và tháng Chín trầm trọng thêm do những gián đoạn của bão gây ra.
Nhập khẩu tháng mười và tháng mười một đã tăng trở lại gần mốc thùng 3 triệu thùng/ngày, nhưng không đủ để giúp nhập khẩu quay trở lại tình trạng thặng dư so với năm trước. Về phía tháng này, nhập khẩu từ OPEC gần như chắc chắn sẽ kết thúc với tình trạng thâm hụt với mức của năm ngoái, trước lúc OPEC thực hiện thỏa thuận cắt giảm.
Lượng dầu nhập từ Saudi hồi phục trong tháng Mười Một, nhưng không có nghĩa là mức này được chứng kiến trong những năm gần đây.
Vào cuối tháng Mười, chúng ta đã nhấn mạnh đến việc nhập khẩu dầu thô từ Saudi sang Mỹ xuống thấp hơn mức nhập khẩu dầu từ Iraq ở tháng đầu tiên kể từ năm 1984.
Chúng ta đã chứng kiến dầu nhập từ Saudi đã bị dòng dầu của Iraq vượt mặt hồi tháng Mười Một, nhưng cuộc đấu đá này có vẻ sẽ dai dẳng – khi Saudi thể hiện kỷ luật tuân thủ với OPEC thông qua kim ngạch xuất khẩu thấp hơn, trong khi Iraq thì không (xin lưu ý Mỹ không nhận dầu thô từ phía bắc Iraq, nơi lưu lượng dầu đã giảm – mà chỉ từ Basra, thuộc phía nam nước này).
Chúng ta đã đề cập đến lưu lượng dầu thô thấp hơn của Venezuela tới Hoa Kỳ trong tuần trước. Nhưng chúng ta cũng đã thấy lượng dầu NAF và WAF (Bắc Phi, Tây Phi) ít hơn trong tháng trước. Nhập khẩu từ Angola sụt giảm.
Nhập khẩu từ Libya vào Mỹ cũng giảm, thay vào đó lại đổ dầu nhiều hơn sang châu Âu và châu Á, trong khi việc vận chuyển dầu hỗn hợp Saharan từ Algeria tới Mỹ đã hoàn toàn vắng bóng trong tháng Mười – đây là tháng đầu tiên kể từ tháng 01 năm 2015 - cũng đang ưu tiên cho Châu Á.
Nguồn tin: xangdau.net
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |