Nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm gây sức ép lên giá
Trung Quốc nhập khẩu dầu thô ít hơn 12% trong tháng 12 so với tháng 11, khi mà mức nhập khẩu của tháng 11 đạt mức cao kỷ lục, làm dấy lên mối lo ngại trước mắt về nhu cầu từ một trong những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Trong khi một số người nói sự sụt giảm này là do thái độ tích cực của Bắc Kinh về việc chống ô nhiễm, thì số khác cho rằng đó chỉ là do suy giảm theo mùa.
Lượng dầu vận chuyển cao kỷ lục trong tháng 11 tới Trung Quốc đã được tích trữ và được các nhà máy lọc dầu sử dụng trong tháng cuối cùng của năm, cho thấy lời giải thích suy giảm theo mùa là có khả năng và kho dự trữ của Trung Quốc khá nhiều.
Mặc dù tháng 12 thấp, nhưng trong cả năm 2017, số liệu nhập khẩu dầu thô cho thấy mức tăng 10,1% so với năm 2016, đạt 8,43 triệu thùng/ngày. Hơn nữa, đợt cấp hạn ngạch nhập khẩu dầu đầu tiên của chính phủ vào tháng trước cũng cho phép những người tham gia thị trường có cơ hội lạc quan: 121,32 triệu tấn, mức này là đủ cao để cho thấy sự hồi phục trong nhập khẩu dầu năm nay vì cao hơn 75% so với mức phân bổ lần đầu tiên cho năm 2017.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, vượt qua Hoa Kỳ lần đầu tiên và cũng sớm có khả năng trở thành quốc gia nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất: vận chuyển "nhiên liệu trung gian" đạt mức kỷ lục hồi tháng 12 trong bối cảnh thời tiết mùa đông khắc nghiệt và động thái tiếp tục xóa bỏ than đá.
Các công ty khai thác mỏ cũng có lý do để hài lòng với Trung Quốc: nhập khẩu đồng và quặng sắt cũng đạt mức kỷ lục trong năm ngoái khi một số cơ sở sản xuất trong nước bị đóng cửa do hiệu quả thấp và mức độ ô nhiễm cao, khiến nó bị thay thế bằng hàng nhập khẩu.
Trung Quốc hiện nay là nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, tiêu thụ khoảng 2/3 lượng quặng sắt vận chuyển bằng đường biển, và đang sử dụng mức cao thép mà họ sản xuất trong nước, Bloomberg ghi nhận tín hiệu tăng trưởng kinh tế hơn nữa và do đó có nhiều tin tốt hơn cho các nhà xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Mặc dù đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo, nhưng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục cần nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần. Tuy nhiên, dầu thô sẽ dời sang một bên để dọn đường cho nhiều khí đốt hơn trong những năm tới.
Nguồn tin: xangdau.net
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |