Nhu cầu dầu thô đã trở lại, và nó sẽ không biến mất
Một kỳ tích như vậy của một ngành công nghiệp đã gắn bó với sự tồn tại của chúng ta chắc chắn có thể đảm bảo vị trí của nó ngay cả trong một tương lai xanh. Liệu dầu đã hồi phục đủ sau đại dịch để thực hiện thử thách hoành tráng này hay chưa?
Nhu cầu dầu đã trở lại
Một năm rưỡi sau khi cuộc khủng hoảng COVID bùng phát vào năm 2020, các nhà phân tích, dự báo, giám đốc điều hành dầu khí và các ngân hàng đầu tư đã buộc phải thừa nhận rằng quả thực, đại dịch không phải là hồi chuông báo tử cho nhu cầu dầu toàn cầu.
Tiêu thụ đã quay trở lại mức trước khủng hoảng — hoặc tệ nhất là chỉ vài tuần nữa là đạt được mức đó. Nó đã trở nên hiển nhiên đối với tất cả giới quan sát - ngay cả những người miễn cưỡng, bao gồm cả những người chỉ trích gay gắt về việc 'giữ dầu ở lại trong lòng đất' - rằng thế giới sẽ không hoàn toàn rời bỏ dầu mỏ - ít nhất là trong nhiều thập kỷ tới.
Theo hãng BP, nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt 100 triệu thùng/ngày, mức trước đại dịch.
"Hiện tại, chúng ta đang ở mức vào hoặc khoảng năm 2019", Russell Hardy, Giám đốc điều hành của hãng kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới, Vitol, phát biểu tại Hội nghị giao dịch hàng hóa trực tuyến Reuters vào tuần này, Bloomberg đưa tin.
Và nhu cầu dầu thô dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, Hardy nói thêm.
Đầu tuần này, Giám đốc điều hành của Saudi Aramco, Amin Nasser, nói rằng thế giới sẽ chứng kiến mức công suất sản xuất dầu dự phòng của nước này thu hẹp trong năm tới khi nhu cầu nhiên liệu máy bay trở lại mức trước hoặc gần trước khủng hoảng. Nasser cho biết, công suất dự phòng thấp trong bối cảnh tiếp tục thiếu vốn đầu tư vào dầu khí sẽ là "quan ngại lớn" đối với thị trường trong tương lai, cùng chung quan điểm với nhiều giám đốc điều hành trong ngành.
Ngay cả Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đã nhấn mạnh trong cuộc gọi video vào tuần này với một quan chức cấp cao của Nhật Bản rằng "cần phải đầu tư bổ sung để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, vì nhu cầu dầu và khí đốt tự nhiên sẽ không giảm mạnh ngay cả trên con đường chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của chúng ta", theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Ngành dầu khí mong muốn cắt giảm khí thải, nhưng sẽ vẫn cần dầu trong nhiều thập kỷ
Mặc dù bị các nhà hoạt động môi trường chỉ trích trong những năm gần đây, nhưng chính ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong nhiều năm và thập kỷ tới. Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 80% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, trong khi hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển vẫn chưa được tiếp cận với bất kỳ nguồn năng lượng nào.
Một số ông lớn, chẳng hạn như Shell, cho biết sản lượng dầu của họ đã đạt đỉnh. Tất cả các công ty dầu khí quốc tế đang tăng cường đầu tư vào việc giảm lượng khí thải và đang sử dụng dòng tiền từ các dự án dầu khí sinh lời để đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng carbon thấp hơn.
Ngày nay, không dễ để trở thành một ông lớn dầu khí— các nhà đầu tư, cổ đông và các nhà bảo vệ môi trường muốn trách nhiệm giải trình và giảm lượng khí thải, nhưng thế giới vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sẽ tiếp tục cần tới dầu và khí đốt trong nhiều thập kỷ, cho dù nhu cầu dầu đạt đỉnh xảy ra khi nào đi nữa.
Không phải tất cả dầu thô đều như nhau
Ngành dầu khí đang xem xét việc cắt giảm khí thải từ các hoạt động và nhiều công ty đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào một thời điểm nào đó trong 30 năm tới.
Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án dầu đều có cùng một lượng khí thải carbon, vì vậy các công ty có những lộ trình khác nhau trong nỗ lực cắt giảm khí thải của mình.
Theo tính toán cường độ carbon dầu thô do S&P Global Platts đưa ra gần đây, có một số khác biệt rất đáng chú ý.
Theo ước tính từ 14 mỏ dầu lớn trên toàn cầu, mỏ dầu Johan Sverdrup ở Na Uy có cường độ carbon trong CO2 từ lĩnh vực thượng nguồn thấp nhất trên mỗi thùng dầu tương đương, tiếp theo là một dự án khác ngoài khơi Na Uy - Ekofisk.
Equinor- hãng điều hành mỏ dầu Johan Sverdrup – cho biết một thùng dầu được sản xuất tại mỏ khổng lồ ở Biển Bắc này đã thải ra 0,17 kg CO2 trong năm đầu tiên. Đó là mức phát thải CO2 thấp hơn gần 100 lần so với mức trung bình toàn cầu, 18 kg CO2 trên mỗi thùng dầu, chủ yếu là do việc sử dụng năng lượng thủy điện từ bờ biển, Equinor cho biết.
Mỏ cát dầu Cold Lake ở Canada có cường độ carbon cao nhất trong số 14 mỏ dầu, tiếp theo là Kirkuk ở Iraq, theo S&P Global Platts. Bakken ở Bắc Dakota có cường độ carbon lớn thứ ba trong số các mỏ dầu trong bản phân tích.
Theo ước tính của S&P Global Platts, hai lưu vực đá phiến lớn của Mỹ, Permian và Eagle Ford, cũng như mỏ dầu khổng lồ Ghawar của Ả Rập Saudi, có cường độ carbon ở mức trung bình toàn cầu.
Những công ty mà có thể vừa đáp ứng nhu cầu dầu thô dự kiến và tăng liên tục với lượng phát thải thấp hơn có thể nắm giữ nhiều quyền lực hơn những công ty sản xuất dầu và khí đốt với lượng phát thải cao.
Nhưng cho dù là lượng khí thải thấp hơn hay không, thì nhu cầu dầu mỏ vẫn sẽ không biến mất, và thế giới sẽ cần đến các công ty dầu khí để đáp ứng nhu cầu đó.
Nguồn tin: xangdau.net
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |