HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 4 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Nỗi sợ hãi khiến sự phục hồi giá dầu sẽ không kéo dài

Thứ Tư, 22/05/2019 10:31
  Trong tuần qua, giá dầu đã có xu hướng cao hơn khi những lo ngại về sự bế tắc leo thang giữa Mỹ-Iran và Iran-Saudi đã làm lu mờ những lo ngại làm giá giảm, đó là về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại

 

Trong tuần qua, giá dầu đã có xu hướng cao hơn khi những lo ngại về sự bế tắc leo thang giữa Mỹ-Iran và Iran-Saudi đã làm lu mờ những lo ngại làm giá giảm, đó là về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại.

Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và các tuyến đường biển vận chuyển dầu quan trọng trong khu vực đã khiến một số nhà phân tích và ngân hàng đầu tư quay trở lại để bàn về chuyện Brent đạt 80 USD, 90 USD hoặc thậm chí 100 USD/thùng, so với mức hiện tại khoảng 72 USD mỗi thùng.

Tuy nhiên, JP Morgan cho rằng sự trở lại của phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị trong giá dầu chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn, vì sản lượng đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng trưởng, trong khi nhu cầu dầu toàn cầu có thể chững lại trong bối cảnh bất ổn của nền kinh tế thế giới.

“Thật khó để đưa ra một lý do tại sao giá dầu lại tăng mạnh từ đây”, Scott Darling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Á Thái Bình Dương tại JP Morgan, nói với CNBC hôm thứ Hai, mặc dù ông thừa nhận rằng ngay bây giờ vẫn ổn khi xem xét rủi ro gián đoạn cung, với tình hình địa chính trị hiện nay.

Đá phiến của Mỹ đã cắt giảm đáng kể chu kỳ thị trường đối với dầu, vì vậy những rủi ro địa chính trị có thể tồn tại trong thời gian ngắn, Darling nói với CNBC.

JP Morgan dự báo Brent ở mức 75 đô la Mỹ/thùng vào cuối tháng 6, nhưng dự kiến ​​ chuẩn dầu toàn cầu này sẽ ở mức trung bình 71 đô la Mỹ trong năm nay và giảm xuống 60 đô la Mỹ vào năm 2021, theo Darling.

Vào đầu tháng này, khi miễn trừ trừng phạt của Hoa Kỳ cho tất cả những người mua dầu Iran hết hạn, Christyan Malek, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí EMEA tại JP Morgan, nói với Bloomberg rằng giá Brent có thể di chuyển về phía 80 USD tại một số thời điểm vào mùa hè này, do nhu cầu nhiên liệu mạnh hơn vào mùa hè và OPEC đang “thận trọng hơn” trong việc phản ứng của họ đối với sự chấm dứt các miễn trừ Iran và sản xuất lao dốc của Venezuela.

Một tuần sau khi kết thúc miễn trừ trừng phạt của Mỹ đối với khách hàng Iran, Helima Croft, Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, nói rằng, “Khả năng Iran đề xuất chương trình hạt nhân và căng thẳng xung quanh các tuyến đường biển chiến lược quan trọng như Eo biển Hormuz và bờ biển Yemen có thể dẫn đến dầu thô Brent, được dự báo ở mức ​​trung bình 75 đô la một thùng cho năm 2019, vượt qua mốc 80 đô la vào mùa hè này”.

Tuần trước, các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu của Saudi đã hỗ trợ giá dầu và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị, dẫn đến một số ngân hàng đầu tư dự báo giá dầu cao hơn nhiều vào mùa hè này.

Nếu Mỹ và Trung Quốc giải quyết tranh chấp thương mại, do đó làm tăng triển vọng cho nền kinh tế và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, thì một sự cố ở khu vực Trung Đông căng thẳng có thể khiến giá dầu tăng vọt lên tới 100 USD, Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận hàng hóa và phái sinh toàn cầu tại Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch, nói với CNBC tuần trước. Blanch hy vọng Brent sẽ đạt 82 USD vào mùa hè này.

Cuối tuần trước, Bank of America Merrill Lynch cho biết các quy định về hàm lượng lưu huỳnh mới đối với nhiên liệu vận tải biển có thể đẩy Brent lên tới 90 đô la Mỹ một thùng, nhưng cảnh báo rằng một cuộc chiến thương mại toàn diện có thể khiến giá rớt xuống chỉ còn 50 đô la Mỹ nếu nó dẫn đến một đợt suy thoái kinh tế.

Trong bối cảnh tất cả các tín hiệu trái chiều này trên thị trường, OPEC và các đồng minh sẽ quyết định vào tháng tới cách tiếp tục chính sách quản lý nguồn cung dầu của họ như thế nào- liệu có nên gia hạn cắt giảm sản xuất theo một hình thức nào đó, hay đảo ngược tất cả hoặc một số cắt giảm.

OPEC không vội vã đưa ra quyết định đảo ngược việc cắt giảm như đã từng làm hồi năm ngoái trước khi có lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, chỉ để thấy giá dầu sụp đổ trong Q4. Nhóm này được cho là đang xem xét việc gia hạn cắt giảm sản lượng cho đến hết năm 2019, mặc dù hạn mức có thể khác nhau, để ngăn chặn một đợt sụp đổ giá dầu khác mà sẽ làm tổn thất tới ngân sách của nhiều thành viên OPEC, trong đó có nhà lãnh đạo thực tế Saudi.

“Điểm mấu chốt là không ai trong chúng ta muốn thấy tồn kho tăng trở lại, vì vậy chúng ta phải thận trọng. Đó là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của chúng tôi”, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih cho biết tại một cuộc họp cấp Bộ trưởng OPEC+ vào cuối tuần qua.

“Saudis dường như muốn gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản xuất trong nửa cuối năm nay, để ông rút bớt tồn kho một cách nhẹ nhàng”, Warren Patterson, Trưởng phòng Chiến lược Hàng hóa tại ING, cho biết hôm thứ Hai. ING tin rằng OPEC + không cần phải gia hạn thỏa thuận theo cách thức hiện tại, vì thị trường sẽ chứng kiến ​​sự thắt chặt đáng kể khi chúng ta bước sang quý thứ ba.

OPEC và các đồng minh không thuộc OPEC do Nga đứng đầu sẽ ngồi xuống để quyết định số phận của thỏa thuận chỉ sau hơn một tháng nữa, trong lúc các rủi ro địa chính trị và dự báo nhu cầu sẽ giành sự thống trị trong việc thiết lập niềm tin trong thị trường dầu mỏ.

Nguồn tin: xangdau.net

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác