OPEC và IEA cùng lạc quan về triển vọng nhu cầu dầu mỏ thế giới
Theo đó, OPEC dự báo nhu cầu dầu trong năm nay sẽ tăng 6,6% so với năm ngoái Đây là tháng thứ 2 liên tiếp OPEC không thay đổi mức dự báo lạc quan của mình. Đồng thời, OPEC giữ nguyên ước tính lượng dầu nhóm cần bơm trong năm nay ổn định ở mức 27,7 triệu thùng/ngày, mặc dù nguồn cung từ các nước ngoài OPEC có sự điều chỉnh nhỏ. Về lý thuyết, điều này đồng nghĩa nhiều khoản cắt giảm sản lượng của OPEC + sẽ không được thực hiện trong nửa cuối năm nay.
Báo cáo của OPEC viết: “Đà hồi phục mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu đã bị trì hoãn bởi đại dịch Covid-10 bùng phát trở lại ở một số nền kinh tế quan trọng, trong đó có Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ". Song “Nhìn chung, sự phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn, và do đó sẽ có tác động tích cực lên nhu cầu dầu mỏ, dự kiến vào nửa cuối năm nay".
Trong báo cáo này, OPEC dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 ở mức 5,5%, không thay đổi so với tháng trước, với giả định tác động của đại dịch sẽ được "kiềm chế phần lớn" vào đầu nửa cuối năm. Trong đó, Mỹ sẽ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2021, trong khi nhu cầu ở các quốc gia công nghiệp hóa của OECD sẽ chưa hồi phục hoàn toàn sau năm 2020 lao dốc.
Cùng chung quan điểm dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ hồi phục nhanh chóng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo công bố mới đây cho biết rằng các nhà sản xuất dầu OPEC + cần tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu dầu tăng mạnh – đến cuối năm sẽ về mức trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. IEA cho rằng các nhà cung cấp dầu cần nâng sản lượng để nhu cầu dầu toàn cầu được đáp ứng đầy đủ.
Báo cáo của IEA cho biết: “Vào năm 2022, nhóm OPEC + gồm 24 thành viên, do Saudi Arabia dẫn đầu, có khả năng tăng nguồn cung dầu thô lên 1,4 triệu thùng/ngày, cao hơn mục tiêu của họ đặt ra cho giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022”.
IEA cho biết, việc đáp ứng nhu cầu dầu đang phục hồi nhanh không phải là khó khăn với OPEC+, bởi nhóm này còn công suất dự phòng 6,9 triệu thùng/ngày kể từ sau tháng 7 tới, chưa kể nguồn cung từ Iran có thể sẽ có trên thị trường nếu đàm phán thành công. "Nếu các lệnh trừng phạt đối với Iran được dỡ bỏ, sẽ có thêm 1,4 triệu thùng dầu mỗi ngày trên thị trường chỉ sau một thời gian ngắn", IEA cho biết
Giá dầu đã tăng khoảng 40% trong năm nay do nhu cầu tăng và OPEC cùng đồng minh tiếp tục kiềm chế nguồn cung.
Vào tháng 4, OPEC + đã nhất trí giảm dần việc cắt giảm sản lượng dầu trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7, và trong cuộc họp vào ngày 1/6 xác nhận tiếp tục duy trì chủ trương này. Hầu hết các đợt cắt giảm sản lượng của tổ chức này sẽ vẫn tiếp tục sau tháng 7. OPEC cho biết các nỗ lực của OPEC + đã "về cơ bản dẫn đường cho việc tái cân bằng thị trường".
Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 5/2021 tăng 390.000 thùng/ngày lên 25,46 triệu thùng/ngày, trong đó sản lượng của Saudi Arabia tăng 410.000 thùng/ngày lên 8,54 triệu thùng/ngày. Năm 2022, sản lượng dầu của OPEC+ sẽ tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày so với mục tiêu đưa ra cho tháng 7/2021.
Nguồn tin: Vinanet
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |