HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 10 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Saudi phát tín hiệu về cuộc đua thị phần dầu mới

Thứ Tư, 13/06/2018 10:37
Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới có thể đang chuẩn bị tăng sản lượng  sau 17 tháng hạn chế sản xuất dầu trước cuộc gặp một mất một còn với Opec và các đồng minh

Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới có thể đang chuẩn bị tăng sản lượng  sau 17 tháng hạn chế sản xuất dầu trước cuộc gặp một mất một còn với Opec và các đồng minh.

Dữ liệu mới từnhóm này cho thấy Saudi Arabia, lãnh đạo đứng sau Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, đã thúc đẩy sản lượng dầu lên hơn 10 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng trước.

Những con số đã dấy lên câu hỏi liệu Vương quốc này có đang chuẩn bị khai hỏa một cuộc đua thị phần dầu mới bằng cách chấm dứt thỏa thuận cắt giảm cung chưa từng có đã giúp làm sống lại thị trường dầu sau khi chạm mức thấp 12 năm vào đầu năm 2016.

Sơ lược về OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC được thành lập tại Baghdad vào năm 1960 và có trụ sở tại Vienna từ năm 1965. Các thành viên OPEC kiểm soát khoảng 2/3 trữ lượng dầu đã được chứng minh của thế giới. Là nhà sản xuất dầu của thế giới, Saudi Arabia là nhà lãnh đạo thực tế của nhóm.

Các quốc gia sản xuất dầu muốn tham gia phải trả một khoản phí hàng năm là 2 triệu đô la Mỹ và chấp nhận mức hạn ngạch sản xuất của OPEC. Tư cách thành viên phải được ba phần tư số thành viên hiện tại chấp thuận, bao gồm cả những nước sáng lập.

Tuyên bố sứ mệnh của OPEC là “phối hợp và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên và đảm bảo ổn định thị trường dầu”. Những người chỉ trích đã quy cho tổ chức này như là một nhóm khuynh đảo giá quốc tế. Nó là sự kế thừa cho cái gọi là các công ty dầu đa quốc gia "Bảy chị em", đã thống trị thị trường dầu khí trong giai đoạn đầu đến giữa thế kỷ 20.

Algeria Angola Ecuador

Equatorial Guinea Gabon Iran (nhà sáng lập)

Iraq (nhà sáng lập) Kuwait (nhà sáng lập) Libya

Nigeria Qatar Saudi Arabia (nhà sáng lập)

United Arab Emirates Venezuela (nhà sáng lập)

Indonesia đã là thành viên OPEC cho đến năm 2016. Sudan đã xin gia nhập OPEC vào năm 2015 nhưng chưa được chấp thuận.

"Saudi và các thành viên Opec khác được cho là ủng hộ ý tưởng tăng sản lượng thêm khoảng 300.000 đến 400.000 thùng một ngày", ông Khoman nói. "Trong khi đó, Nga dường như ủng hộ một chiến lược tích cực hơn để tăng sản lượng từ 800.000 đến 1 triệu thùng một ngày để nhanh chóng giảm mức độ tuân thủ quá mức của thỏa thuận hiện tại."

Đến nay kế hoạch này đã giúp giá đi lên từ dưới 30 USD một thùng đến hơn 75 USD.

Nhưng tốc độ hồi phục mạnh mẽ này, phần lớn là do việc cắt giảm không tự nguyện từ Venezuela và những lo sợ địa chính trị về việc liệu nguồn cung dầu từ Iran có bị Mỹ trừng phạt hay không, đã làm dấy lên những quan ngại rằng giá có thể quá cao.

Một số thành viên Opec được hiểu là đang cảnh giác với những mức giá cao hơn đe dọa sẽ làm giảm dần  nhu cầu tiêu thụ dầu dài hạn vì nó trở nên đắt đỏ hơn.

Sự tăng vọt giá cũng đã dẫn đến sự quay trở lại mạnh mẽ của giàn khoan dầu đá phiến trên khắp Mỹ với một mối đe dọa cho thị phần của các thành viên Opec.

Sự thiếu quả quyết về việc liệu việc cắt giảm sẽ tiếp tục hay không đã ngăn cản đà tăng của thị trường dầu mỏ, vốn đã đạt được ngưỡng 80 USD một thùng đánh dấu vào tháng trước.

David Madden, thuộc CMC Markets, cho biết rằng đàm phán tăng sản lượng Nga và Saudi, "đã khiến các nhà đầu cơ giá lên hoảng sợ "

“Thị trường dầu này đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm hồi tháng trước, nhưng sự biến động đã giảm xuống kể từ đó. Có vẻ như các nhà giao dịch đang thực hiện chiến lược chờ đợi và quan sát, ”ông nói.

Nguồn: xangdau.net

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác