Tám rủi ro địa chính trị có thể khiến giá dầu tăng vọt
Trong những tuần gần đây, một cơn bão hoàn chỉnh gần như xóa đi tình trạng dầu thừa toàn cầu đó là căng thẳng ở Trung Đông và thiệt hại sản xuất tồi tệ nhất dù không có xung đột vũ trang (Venezuela) đã hỗ trợ giá dầu và đẩy lên mức nhìn thấy lần cuối hồi tháng 11 năm 2014.
Trong những tuần và tháng tới, rủi ro địa chính trị có thể đẩy giá dầu cao hơn nữa trong một thị trường vốn đã không bị thắt chặt trong nhiều qua. Rủi ro chính với nguồn cung dầu có thể đến từ Trung Đông, Bắc Phi và Venezuela.
S & P Global Platts đã tổng kết các điểm nóng quan trọng trên thế giới có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung dầu, có khả năng đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.
Iran
Nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, Iran – cung cấp 3,8 triệu thùng/ngày theo các nguồn tin thứ cấp của OPEC - có thể là mối đe dọa trực tiếp nhất cho nguồn cung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho đến ngày 12 tháng 5 sẽ quyết định liệu có nên từ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran như là một phần của thỏa thuận hạt nhân mà các cường quốc thế giới đã ký với Iran hay không. Các nhà phân tích nghĩ rằng khả năng Tổng thống Trump không bỏ các biện pháp trừng phạt là cao, nhưng họ lại có suy nghĩ khá khác nhau về việc bỏ thỏa thuận hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Iran và giá dầu toàn cầu ra sao. Dự tính nguồn cung dầu bị mất của Iran biến động từ 0 đến 1 triệu thùng/ngày, và phí bảo hiểm cho giá dầu từ 2 đến 10 USD. Những khách hàng mua dầu hàng đầu của Iran là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Yemen
Cuộc chiến ủy nhiệm Iran-Saudi ở Yemen có nguy cơ leo thang. Các phiến quân Yemen ủng hộ Iran – những người đã và đang chiến đấu với liên minh Ả Rập do Saudi dẫn đầu tại Yemen từ năm 2015 - đã nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Aramco và thủ đô Riyadh của Saudi bằng tên lửa và đang cố gắng tấn công các tàu chở dầu của Saudi trên biển. Yemen nằm dọc theo một trong những đầu nối trạm dầu mỏ toàn cầu quan trọng ở Biển Đỏ. Hàng triệu thùng dầu thô vượt bờ biển Yemen từ kênh đào Suez trên đường đến châu Âu mỗi ngày.
Biển Đỏ
Cuộc xung đột ở Yemen cũng là một nguy cơ gây gián đoạn tàu chở dầu ở Biển Đỏ. Mặc dù Yemen không phải là nhà sản xuất dầu lớn, nhưng tình trạng cuộc chiến leo thang hơn nữa có thể tràn ra các đầu nối trạm dầu mỏ quanh Trung Đông, việc này có thể làm gián đoạn lộ trình tàu chở dầu.
Eo biển Bab el-Mandeb là một trong những đầu mối quan trọng quanh Bán đảo Ả Rập. Nằm giữa Yemen, Djibouti và Eritrea, Bab el-Mandeb kết nối Biển Đỏ với Vịnh Aden và Biển Ả Rập. Theo ước tính của EIA, tổng cộng 4,8 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu thành phẩm đi qua tuyến đường thủy này vào năm 2016 để đến Châu Âu, Mỹ và Châu Á.
Eo biển Hormuz
Eo biển Hormuz là đầu mối quan trọng nhất của thế giới, với lưu lượng dầu 18,5 triệu thùng/ngày trong năm 2016, theo ước tính của EIA. Eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman và Biển Ả Rập và là tuyến đường chính mà các nhà xuất khẩu Vịnh Ba Tư - Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, UAE và Bahrain -vận chuyển dầu của họ. Chỉ Ả rập Xê út và UAE mới có các đường ống có thể vận chuyển dầu thô ra khỏi Vịnh Ba Tư và có công suất đường ống bổ sung để vượt eo biển Hormuz, đây là tuyến đường của hơn 30% dầu thô và các sản phẩm dầu được buôn bán trên biển toàn cầu hàng ngày và hơn 30% dòng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đi qua. Iran đã đe dọa trong quá khứ để chặn eo biển Hormuz, và mặc dù các nhà phân tích nghĩ rằng nó sẽ gặp khó khăn để làm như vậy do sự có mặt của hải quân Mỹ trong khu vực này, nhưng một bùng nổ hơn nữa trong mối quan hệ Tehran-Mỹ có thể là một nguy cơ đối với lưu lượng dầu đi qua đầu mối quan trọng này.
Syria
Xung đột cuộc chiến ủy nhiệm phức tạp ở Syria cũng là một nguy cơ cho căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, mặc dù Syria không phải là một nhà sản xuất dầu lớn. Cuộc xung đột leo thang hơn nữa, hoặc căng thẳng giữa Mỹ với Nga / Iran gia tăng, là một nguy cơ mà thị trường dầu có thể phản ứng.
Iraq
Iraq - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC chỉ sau Ảrập Xêút – sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào ngày 12 tháng 5 trong bối cảnh các vấn đề vẫn chưa được giải quyết với khu vực người Kurd, việc này đã làm ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu của Iraq từ phía bắc tới bờ biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Platts, cuộc bầu cử này là một rủi ro ngắn hạn vì nó có thể làm trì hoãn việc phân phối hợp đồng dầu khi Iraq đang đẩy mạnh khôi phục lại ngành dầu khí, lọc dầu và cơ sở hạ tầng dân dụng của mình sau khi tuyên bố chiến thắng ISIS vào cuối năm ngoái.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Đông là nơi chứa đựng hầu hết rủi ro cho nguồn cung dầu. Nhưng có những yếu tố nguy cơ địa chính trị khác đối với giá dầu, cả ở ngay Trung Đông và ở xa tận Mỹ Latinh.
Libya
Nhà sản xuất dầu Bắc Phi này đã cố gắng tăng sản lượng lên khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng rủi ro vẫn tồn tại nhưng rủi ro vẫn còn dai dẳng khi các phe đối lập đấu đá giành quyền kiểm soát và làm gián đoạn đột ngột hoạt động của các cơ sở sản xuất dầu cũng như kho cảng xuất khẩu dầu.
Venezuela
Sản lượng dầu của Venezuela đang sụt giảm và tất cả các nhà phân tích đều nói con đường duy nhất phía trước là tiếp tục giảm. Câu hỏi duy nhất là sản lượng có thể xuống thấp tới mức nào. Theo các nguồn tin thứ cấp của OPEC, sản lượng dầu của Venezuela đạt trung bình 2,154 triệu thùng/ngày trong năm 2016 và 1,916 triệu thùng/ngày vào năm 2017. Vào tháng 3 năm 2018, sản lượng của nước này giảm xuống 1,488 triệu thùng/ngày. Sản xuất dầu dự kiến sẽ giảm mạnh hơn nữa trong bối cảnh thiếu bảo dưỡng, nhân viên ra đi, và nền kinh tế trong tình trạng hỗn loạn. Venezuela tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 20 tháng 5, Mỹ và một số quốc gia Mỹ Latinh nói rằng họ sẽ không công nhận. Các biện pháp trừng phạt mới đối với Venezuela có thể diễn ra sau đó, bao gồm cả lệnh cấm xuất khẩu dầu nhẹ của Mỹ mà Venezuela sử dụng để pha trộn dầu nặng của mình rồi đưa nó qua các đường ống.
Đúng là như thế, không có rủi ro địa chính trị nào trên đây có thể thành hiện thực, nhưng ngay cả khi chỉ một hoặc hai xảy ra và thực sự làm gián đoạn nguồn cung dầu thì giá dầu có thể tăng vọt trong một thị trường đang thắt chặt thế này.
Nguồn tin: xangdau.net
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |