HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 9 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Trung Quốc muốn lợi dụng dầu giá rẻ của Iran

Thứ Năm, 17/05/2018 02:41
  Đã một tuần kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt được vào năm 2015 và áp đặt lại những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với quốc gia Hồi giáo này do sự phát triển hạt nhân của nước này

 

Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố rằng họ đang cho các công ty từ ba đến sáu tháng để chấm dứt hợp đồng của họ, bao gồm cả việc mua dầu thô của Iran. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran gây cản trở các công ty Mỹ kinh doanh ở Iran, nhưng thậm chí còn gây tranh cãi hơn, nó cũng cấm các công ty nước ngoài mà kinh doanh ở đó không được tiếp cận toàn bộ hệ thống tài chính và ngân hàng của Mỹ.

Sự dứt khoát không chịu lùi bước

Về phần mình, Iran đã tuyên bố rằng sẽ vẫn ở lại thỏa thuận khi còn các thành viên EU là một phần trong thỏa thuận ban đầu được ký kết trước đó bởi Tổng thống Barack Obama. Ngay sau thông báo trừng phạt tuần trước, Obama nói rằng sự rút lui của Trump sẽ khiến thế giới bớt an toàn hơn, đương đầu với một "sự lựa chọn mất mát giữa Iran có vũ khí hạt nhân hay một cuộc chiến tranh nữa ở Trung Đông".

Một vài ngày sau đó, chính phủ Pháp, đã vận động Trump không rút khỏi hiệp ước, nói rằng châu Âu đã sẵn sàng đưa ra các biện pháp để vô hiệu hóa ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Trump đối với bất kỳ công ty nào ngoài Mỹ mà tiếp tục kinh doanh Iran.

Một lý do mà Pháp kiên quyết với tuyên bố của Trump là xuất phát từ thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD gần đây của hãng dầu khí Pháp- Total để khai thác khí đốt từ các mỏ Iran. Hợp đồng 20 năm đã được ký với Công ty Dầu Quốc gia Iran và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) hồi năm ngoái để phát triển giai đoạn 11 của mỏ khí khổng lồ ngoài khơi South Pars. South Pars được coi là mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới và cũng có thể giúp Iran trở thành một nước xuất khẩu khí đốt lớn, cả khí đi qua đường ống vào châu Âu cũng như xuất khẩu LNG một khi cơ sở hạ tầng cần thiết được đưa vào.

Tuy nhiên, Mỹ đang nhanh chóng phản ứng lại sự phản đối của EU. John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia mới được bổ nhiệm của Trump, nói rằng "những người châu Âu sẽ thấy rằng họ thích hợp tác với chúng tôi" hơn là tiếp tục thỏa thuận năm 2015, theo hiệp ước này các tập đoàn lớn của châu Âu đã ký các hợp đồng hàng tỷ đô la ở Iran.

Tác động nhiều thế nào?

Trong khi tính chính trị của quyết định trừng phạt của Trump diễn ra không chỉ trên khắp Đại Tây Dương với các đồng minh truyền thống của Mỹ mà còn ở Trung Đông, thì tình tiết rắc rối khác phải được xem xét, trong đó có lệnh trừng phạt sẽ làm hạn chế xuất khẩu dầu của Iran nhiều thế nào- và câu trả lời đó còn phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai.

Một số nhà phân tích đã dự đoán rằng các biện pháp trừng phạt được tái áp đặt đối với Iran sẽ làm mất khoảng 600.000 thùng dầu mỗi ngày, tất nhiên mức này sẽ làm thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu vốn đã bị thu hẹp khi OPEC và các đồng minh thực hiện thỏa thuận cắt giảm kể từ đầu năm ngoái.

Các nhà phân tích khác đưa ra con số thấp hơn một chút, ban đầu sẽ làm mất khoảng 200.000 thùng mỗi ngày và trong vòng sáu tháng tăng lên 500.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, trong một kịch bản tồi tệ nhất cho thị trường dầu đang thắt chặt nhưng có lợi cho các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đang tìm cách lợi dụng giá dầu cao hơn, nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa S & P Global Platts dẫn lời các nhà phân tích mà dự đoán 1 triệu thùng mỗi ngày sẽ bị loại bỏ ra khỏi thị trường do các lệnh trừng phạt lên Iran bị áp đặt lại.

Tác động tới thị trường dầu châu Á

Ba trong số những khách hàng mua dầu hàng đầu của Iran ở châu Á sẽ bị ảnh hưởng, nhưng theo những cách khác nhau. Hai đồng minh lâu năm của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ giảm lượng dầu mua từ Iran, trong khi Trung Quốc sẽ tăng lượng dầu mua của Iran, Mriganka Jaipuriyar, Giám đốc Biên tập Hiệp hội, Tin tức & Phân tích Năng lượng Châu Á & Trung Đông cho S & P Global Platts, nói OilPrice.com.

"Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà máy lọc dầu quốc doanh của Trung Quốc, những người có thể tự tìm thấy một vị thế thuận lợi để mua nguồn cung dầu dồi dào của Iran với giá hấp dẫn", bà nói.

Jaipuriyar nói thêm rằng kể từ khi Hàn Quốc và Nhật Bản là các đồng minh của Mỹ, họ “muốn tuân thủ các chính sách đối ngoại của chính quyền Trump vì họ cần sự ủng hộ và tầm ảnh hưởng của Mỹ trong việc theo đuổi việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên và cải thiện quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế với Bình Nhưỡng trong năm nay”. Bà nói thêm rằng cả hai nước cũng có khả năng đa dạng hoá nguồn cung ứng dầu thô của họ.

Tuy nhiên, Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ, có khả năng sẽ tận dụng chỗ trống nhu cầu bị bỏ lại bởi Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bất kỳ sự gia tăng nào trong việc mua dầu Iran của Trung Quốc cũng sẽ giúp Iran đấu lại với kẻ thù trong khu vực là Ảrập Xêút và Nga, nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới, cho thị phần ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Về phần mình, Iran có khả năng sẽ đưa ra nhiều ưu đãi để giành được nhiều thị phần Trung Quốc hơn, nhất là bởi vì  gần đây Saudi Arabia nâng giá bán chính thức (OSP) cho dầu thô Arab Light tới châu Á, một động thái đã khiến hãng Sinopec của Trung Quốc, nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á, cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ của Saudi.

Nguồn tin: xangdau.net

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác