HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 9 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Xuất khẩu dầu của Venezuela và Iran sắp sửa giảm?

Thứ Sáu, 25/05/2018 11:38
  Mối đe dọa từ việc nguồn cung giảm từ cả Iran và Venezuela ngày càng lộ diện trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, lo sợ kinh tế và trừng phạt

 

Biểu đồ dưới đây cho thấy xuất khẩu dầu thô của Iran (không tính khí ngưng) tới châu Âu. Nó nêu bật dòng chảy đã thay đổi như thế nào kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ - và cũng nhấn mạnh nơi chúng ta có thể nhìn thấy sự thay đổi sắp tới.

Các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đến năm 2015 có nghĩa là châu Âu không nhận được giao lô hàng nào cả trong ba năm trước đó, nhưng một khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ vào đầu năm 2016, thì việc giao hàng đến khu vực này đã tăng gần 20% trong tổng xuất khẩu dầu thô của Iran, tăng thêm gần 25% trong cả năm nay và năm ngoái.

Nam Âu chiếm phần lớn nhất của dòng chảy dầu tới châu Âu, với các thị trường hàng đầu châu Âu là Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp.

Dù có đồn đoán rằng châu Âu sẽ giữ mối quan hệ với Iran và lưu lượng dầu vẫn không đổi, nhưng chúng ta đang thấy dấu hiệu của việc rút lại lời hứa trước lệnh trừng phạt của Mỹ: Total sẽ rút lại hoạt động của dự án South Pars ở Iran nếu họ không nhận được sự miễn trừ đặc biệt, trong khi việc hoàn tất giếng dầu ở Biển Bắc đã bị tạm dừng bởi vì một công ty con của Công ty Dầu mỏ Iran nắm giữ 50% cổ phần.

Trong khi lưu lượng dầu tới châu Âu bị giảm bớt trong thời gian trừng phạt trước đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã tận dụng cơ hội này ngay không để bỏ lỡ. Cả hai chiếm khoảng 60% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran trong ba năm cho đến năm 2015, trước khi nhìn thấy dòng chảy sụt giảm một khi Iran được trao cho khả năng vận chuyển dầu thô tới nơi khác.

Lưu lượng dầu vào hai quốc gia này đã giảm xuống dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm ngoái, trước khi leo lên lại trên ngưỡng đó từ đầu năm tới nay. Nếu chúng ta thấy một lượng dầu ít hơn tới châu Âu -trong một chừng mức nào đó – thì Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ là những người hưởng lợi hàng đầu.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng là những điểm đến quan trọng cho dầu thô Venezuela, cùng với Mỹ.

Khi tổng lượng xuất khẩu dầu thô Venezuela giảm, chúng ta đã thấy thị phần xuất khẩu của Mỹ không đáng kể, nhưng thay vào đó tới Trung Quốc lại tăng lên. Mỹ vẫn là điểm đến hàng đầu, nhưng cả Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước đều chiếm một phần tư tổng xuất khẩu: ba nước này chiếm gần 90% tổng lượng dầu xuất khẩu.

Trước đây chúng ta đã thảo luận về sự sụt giảm của dầu Venezuela vào Mỹ, nhưng chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng trong những tháng gần đây khi công suất nhà máy lọc dầu thấp hơn, mức độ pha trộn cao hơn và tranh giành tiền mặt ngày càng tăng đã khuyến khích số lượng dầu nhiều hơn tới các bờ biển Mỹ.

Một số nhà máy lọc dầu như Phillips 66 đã ngừng nhập dầu thô Venezuela do vấn đề chất lượng (kể từ tháng 12 năm 2017), trong khi những hãng khác như Valero, được cho là đang tăng hóa đơn giao dịch.

Trong khi hóa đơn giao dịch tháng Tư tại các nhà máy lọc dầu của Gulf Coast Valero là cao nhất kể từ tháng 3/2016, thì việc giao hàng trong tháng 5 đến bốn nhà máy- Corpus Christi, Port Arthur, St. Charles và Texas City - đã giảm xuống một lần nữa:

Bất chấp sự phục hồi gần đây, nhập khẩu dầu thô Venezuela ở Mỹ đã giảm hơn 20% xuống mức trung bình dưới 500.000 thùng/ngày trong năm nay, trong khi năm ngoái trên trên 600.000 thùng/ngày và trên 750.000 thùng/ngày trong năm 2016.

Nguồn tin: xangdau.net

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác