HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 3 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Không khí nước rút ở "chảo lửa" Dung Quất

Thứ Hai, 14/07/2014 12:00
Hơn 3.000 kỹ sư, công nhân của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang chạy đua với thời gian để tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần 2 với 80% công việc do người Việt Nam đảm trách. Thời gian ở đây được tính từng giờ từng phút, vì chậm một ngày là mất 80 tỷ đồng.

 

Công nhân đang tiến hành các công đoạn bảo dưỡng.

Nhấn nút mất 14 ngày

Đến Dung Quất, ta có thể nhìn thấy nhịp đập của nhà máy lọc dầu qua hình ảnh ngọn lửa. Đó là ngọn lửa cháy suốt ngày đêm trên đỉnh tháp có độ cao 115m. Ngọn lửa tắt khi toàn bộ nhà máy dừng hoạt động.

Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - Đinh Văn Ngọc cho biết: "Theo quy trình của nhà thiết kế, cứ 3 năm là nhà máy phải bảo dưỡng tổng thể. Lần bảo dưỡng thứ nhất được tổng thầu Technip thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9-2011, thời gian là 62 ngày đêm. Còn lần này, sẽ đẩy nhanh tiến độ bảo dưỡng 57 ngày đêm và hoàn thành trước ngày 15-7".

Theo ông Ngọc, để nhà máy dừng hoạt động, không phải ấn nút đỏ là xong mà phải tắt từ từ trong 1 tuần lễ và khởi động lại thì cũng mất hơn 1 tuần lễ. Câu chuyện tắt máy, khởi động máy thôi đã cho thấy, "cỗ máy" trị giá 3 tỷ USD này có công nghệ rất phức tạp. Hiện nay, các cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia nước ngoài phải chạy đua với thời gian, làm việc cả ngày lẫn đêm để tiến độ bảo dưỡng nhà máy được rút ngắn, 7.000 đầu việc đang được triển khai với tiến độ rất tốt.

Cụm từ "tiến độ, thời gian, tốc độ" luôn được Tổng Giám đốc Đinh Văn Ngọc nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Các kỹ sư cũng luôn nhắc cụm từ "so với bảo dưỡng lần 1 thì lần 2 sẽ nhanh hơn 5 ngày".

5 ngày là nhà máy đã đóng góp cho Nhà nước 400 tỷ đồng. Chẳng hạn, năm 2013, tổng doanh thu của nhà máy là 154.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 28.400 tỷ đồng. Như vậy, mỗi ngày nhà máy đóng góp cho ngân sách Nhà nước 80 tỷ đồng.

Niềm tự hào Việt Nam

Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành đã trở thành những chuyên gia Việt Nam có trình độ tay nghề cao về công nghệ lọc hóa dầu. Đội hình kỹ sư này có thể làm chuyên gia tư vấn tại các công trình lọc hóa dầu khác. Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn từng khẳng định rằng: "Đội ngũ này có giá trị cao hơn cả nhà máy lọc dầu 3 tỷ USD".

Điều này có thể chứng minh qua số liệu cụ thể, đó là năm 2011, nhà máy tổ chức bảo dưỡng tổng thể lần 1, có 3.600 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia của các nhà thầu và Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tham gia. Nhà thầu nước ngoài giữ vai trò tư vấn, điều phối chặt chẽ để các công nhân, kỹ sư của Việt Nam tiếp cận và thực hiện. Ông Nguyễn Hoài Giang, lúc đó còn làm Tổng Giám đốc đã phát biểu rất tự tin: "Đây là cơ hội rất quý giá để kỹ sư, công nhân của chúng ta tích lũy kinh nghiệm, từ đó làm chủ được công nghệ".

Và đến lần bảo dưỡng tổng thể lần 2, nhân lực tham gia 3.000 người thì chỉ còn 450 chuyên gia và công nhân nước ngoài. 7.000 đầu việc tại 3 gói thầu thì 80% do các kỹ sư, công nhân Việt Nam đảm trách. Bên cạnh 1.000 kỹ sư, công nhân nhà máy thì còn có các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như: PMS, Lilama 691, PetroVietNam, PTSC, trường Cao đẳng Nghề dầu khí.

"Cờ lệnh" điều phối, lập kế hoạch, tổ chức phối hợp giám sát bảo dưỡng đã được "chuyển sang" tay Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Trong quá trình bảo dưỡng, cán bộ, kỹ sư, công nhân phải thực hiện nhiều công việc khó như: Thiết bị tĩnh của lò phản ứng, tháp tái sinh xúc tác, tháp chưng cất; bình chịu áp; thiết bị trao đổi nhiệt, lò đốt, thiết bị quay, thiết bị tự động hóa. Những thiết bị như máy nén công suất lên đến 70 khối/phút, sau 5 năm vận hành, có nhiều bộ phận đã quá tuổi thọ cần phải thay thế. Hiện nay, 4 cụm máy nén đã được sửa chữa và cho chạy thành công.

Trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, nhiệt độ ở Quảng Ngãi lên đến gần 40 độ C. Nhiệt độ tại công trường nhích lên vài độ, do hơi nóng phả ra từ khối thép. Nhà máy đã phải huy động các thiết bị chuyên dụng từ trong và ngoài nước để phục vụ cho công tác bảo dưỡng. 20 chiếc xe cẩu chuyên dụng được huy động, trong đó có cẩu trục tháp 500 tấn. Chiếc cẩu này vươn dài như cột tháp truyền hình, đưa người lên độ cao 115m để kiểm tra đầu ngọn đuốc trong lần bảo dưỡng này, cảng nhập dầu thô SPM tiếp nhận tàu chở dầu 80.000 tấn đã được nâng cấp để tiếp nhận tàu 150.000 tấn, góp phần tăng lưu lượng, giảm chi phí vận chuyển.

Tổng Giám đốc Đinh Văn Ngọc trở thành Tư lệnh trên công trường. Ông Ngọc cho rằng: "Chỉ sau 3 năm, đội ngũ kỹ sư, công nhân đã trưởng thành vượt bậc cả trình độ, năng lực lẫn kiến thức chuyên môn để dám đảm đương, dám đảm nhận và chịu trách nhiệm triển khai việc bảo dưỡng cho một nhà máy công nghệ khổng lồ".

Nguồn Biên Phòng

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác