Putin đang mất thế thượng phong trong ván bài năng lượng Đông - Âu
Câu chuyện về an ninh năng lượng Châu Âu phải bắt đầu từ thời điểm năm 2006 khi Gazprom lần đầu tiên cắt đứt nguồn cung khí gas đi qua Ukraina. Ảnh hưởng phụ từ lần gián đoạn gần đây nhất trong năm 2009 đã đẩy phe đối lập và cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko vào tù, thế nhưng hiện tại tình thế đã đạo ngược với một Ukraina đang nghiêng về phía Liên minh Châu Âu một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tuần trước, ông Putin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Châu Âu rằng nguồn cung khí gas đi qua lãnh thổ Ukraina có thể bị cắt đứt nếu Kiev không thanh toán món nợ 2,2 tỉ USD tiền mua khí đốt cho Gazprom. Với việc các nước EU đang cân nhắc cách tốt nhất để thoát khỏi sự phụ thuộc vào lĩnh vực năng lượng của Nga, Putin tin rằng rất ít nguồn cung mà EU có thể sử dụng để thay thế cho khí đốt của Nga.
“Liệu EU có thể ngừng mua khí đốt của Nga? Tôi nghĩ là điều đó là không thể nào.”
Nga cung cấp 15% nguồn cung khí đốt thiên nhiên cho cộng đồng Châu Âu bằng hệ thống vận chuyển có thời Liên Xô cũ đi qua lãnh thổ Ukraina. Thị trường năng lượng Châu Âu có tùy chọn với khí đốt vùng Caspia và tiềm năng nhận được nguồn cung LNG, mặc dù những nguồn thay thế này ít có khả năng hỗ trợ được cho EU trong ngắn hạn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf đã cảnh cáo ông Putin rằng việc sử dụng nguồn cung năng lượng nhu là một công cụ chính trị cho mối xung đột hiện tại mà qua đó nó có thể làm tái lại vết thương từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
“Chúng tôi đả tuyên bố một cách rõ ràng là Nga không nên sử dụng nó như là một thứ vũ khí, và điều đó, thật tế là, Nga đang bị mất rất nhiều nếu như Kremlin cố sức thực hiện nó.”
Trước khi xảy ra sự kiện làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng Đông –Âu tồi tệ nhất kể từ thập niên 1990, điện Kremlin đã kỳ vọng mức tăng trưởng 2,5% GDP. Hiện nay, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Alexei Ulyukayev cho biết tăng trưởng GDP có thề gần bằng zero và giới lãnh đạo Ukraina có thể bị đổ lỗi cho điều này.
Giao dịch ròng dầu thô và khí gas của Nga chiếm khoảng 70% của con số ước tính 515 tỉ USD từ nguồn thu xuất khẩu và chiếm hơn một nữa ngân sách quốc gia. Mặc dù Gazprom đang nỗ lực thâm nhập vào nền kinh tế mới nổi Châu Á, nhưng hầu hết sản lượng khí đốt của Nga đều hướng đến thị trường Châu Âu; điều này có nghĩa là nước Nga của Putin thì liên kết chặt chẽ với EU cũng như EU liên kết với Kremlin.
Phó Thủ tướng Thứ nhất của Nga Igor Shuvalov cho biết rằng tình hình kinh tế của Nga phần nào phụ thuộc vào diễn tiến cuộc khủng hoảng tại Ukraina như thế nào. Ngân hàng Thế giới WB, theo ông Shuvalov, dự đoán tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đạt mức 1% trong năm nay. Tuy nhiên, quan điểm từ Kremlin thì có vẻ như bi quan hơn nhiều. Với mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và EU xung quanh nguồn cung khí gas và thị phần tiêu thụ, mối quan hệ này có thể vẫn tiếp tục duy trì nguyên vẹn mặc dù cả hai benm6 đã thể hiện những lời lẽ chỉ trích gay gắt đối với nhau.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Doanh nghiệp bán xăng A92 giả ở Nghệ An kêu oan (Thứ Năm, 26/10/2017 08:18)
- Xăng dầu Hàn Quốc ồ ạt về Việt Nam: Lo thất thu thuế (Thứ Sáu, 20/10/2017 03:07)
- Doanh nghiệp kêu khó, xin tăng thuế xăng dầu (Thứ Sáu, 12/12/2014 08:53)
- Giá xăng trong nước sẽ giảm? (Thứ Bảy, 29/11/2014 10:18)
- "Dòng chảy vàng đen" đổi chiều (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- IEA: Xuất khẩu dầu của Iraq phục hồi trong tháng Bày này (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành 100% công suất (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Indonesia có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng khí đốt vào 2020 (Thứ Ba, 15/07/2014 09:46)
- OPEC: Nhu cầu dầu mỏ của thế giới tiếp tục tăng trong năm 2015 (Thứ Ba, 15/07/2014 09:44)
- Quảng Ngãi: 81% cửa hàng xăng dầu bán xăng E5 (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |