HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 3 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Tây Ban Nha trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất Châu Âu

Thứ Ba, 15/04/2014 12:00
Tháng trước, Tây Ban Nha đã vượt qua Na Uy để trở thành nhà xuất khẩu khí hóa lỏng LNG lớn nhất khu vực Châu Âu. Quốc gia Nam Âu này chưa từng sản xuất bất kỳ loại nhiên liệu nào.

Sự thay đổi là hệ quả từ cuộc khủng hoảng đang khiến cho 25% người lao động Tây Ban Nha bị thất nghiệp vì nền kinh tế suy yếu suốt 9 quý liên tục. Các phương tiện dịch vụ tại Tây Ban Nha ký các hợp đồng thu mua LNG trước khi kinh tế trì trệ thì hiện đang chật vật với nhu cầu nội dịa trì trệ năm thứ sáu liên tiếp, khuyến khích các cơ sở này tái xuất khẩu hàng tồn.  

Các hoạt động giao dịch này đang được củng cố bởi giá cả LNG tại khu vực Châu Á và Nam Mỹ hiện đang cao hơn 30% so với giá tại Châu Âu. Nhật Bản hiện đang nhập khẩu nhiều lô hàng này hơn sau khi các nhà máy điện hạt nhân ở nước này buộc phải đóng cửa sau thảm họa tại Fukushima năm 2011. Các quốc gia Nam Mỹ thúc đẩy thu mua sau khi tình hình hạn hán tại Brazil đã giới hạn nguồn cung năng lượng từ các nhà máy thủy điện cũng như thời tiết khắc nghiệp đã cắt giảm nguồn cung đến Mexico.

Người mua Tây Ban Nga, bao gồm Iberdrola SA và Endesa SA đang có nghĩa vụ thu mua các lô hàng LNG theo các hợp đồng dài hạn mà các công ty này đã kí kết, hầu hết trong số đó đều có điều khoản nơi gửi tới, có nghĩa là các lô hàng không thể chuyển hướng gia nhận khi đang vận chuẩn trên biển.

Theo Enagas SA, mạng lưới cung cấp điện có trụ sở tại Marid, trong tháng Ba, Tây Ban Nha đã tái xuất 7 tàu chở LNG từ các cảng nhập khẩu của mình so với mức 5 tàu chở LNG từ Hammerfest của Na Uy, nhà máy duy nhất tại khu vực châu Âu có thể chuyển khí gas thành chất lỏng bằng cách làm lạnh chúng ở nhiệt độ âm 162 độ C.

Dữ liệu của Enagas cho biết Tây Ban Nha sẽ tái xuất mức kỷ lục 10 lô hàng LNG trong tháng này và 7 lô tiếp theo trong tháng Năm. Điều này có nghĩa là xuất khẩu LNG trong 5 tháng đầu năm nay của Tây Ban Nha sẽ gấp đôi mức của cùng kỳ năm ngoái. Na Uy xuất khẩu trùng bình 6 lô LNG một tháng trong năm 2013.

Theo số liệu từ Nhóm Các nhả nhập khẩu LNG thế giới GIIGNL, xuất khẩu của Na Uy giảm 7,8% còn 3,05 triệu tấn trong năm 2014 trong khi Tây Ban Nha tác xuất khẩu tăng 68% lên mức 2,13 triệu tấn. Nhập khẩu LNG của Tây Ban Nha đã giảm 37% còn 9,13 triệu tấn.

Xuất khẩu LNG từ Liên minh Châu Âu cũng có thể giảm do 28 quốc gia thành viên của khối này đang tìm cách giảm phụ thuộc vào khí gas của Nga, chiếm 30% nguồn cung loại nhiên liệu này cho Châu Âu. Một nữa trong số đó được vận chuyển thông qua lh thổ Ukraina và căng thẳng đang gia tăng tại khu vực này sau khi Nga đơn phương sát nhập bán đảo Crimea trong tháng trước.

Tháng trước BP Plc cho rằng nhu cầu toàn cầu cho nhiên liệu LNG sẽ vượt quá nguồn cung ít nhất đến năm 2020.

Hồi tháng Hai, Oerjan Heradstveit phát ngôn viên của Statoil ASA, nhà điều hành quản lí Hammerfest LNG, cơ sở sản xuất LNG lớn nhất khu vực phía bắc thế giới và có công suất 4,3 triệu tấn, cho biết nhà máy này sẽ tiến hành bảo trì từ 02/05 đến 09/06.

Iberdrola là khách hàng thu mua LNG lớn nhất của Hammerfest sau Statoil. Cơ sở tiện ích này đồng ý mua 1,2 triệu tấn/năm trong giai đoạn từ 2006 đến 2026. Theo GIIGNL, Tây Ban Nha đã mua 0,9 triệu tấn từ Na Uy trong năm ngoái. Tây Ban Nha đã nhập khẩu nhiều hơn từ Qatar, Algeria, Nigeria, Trinidad & Tobago và Peru.

Tái xuất khẩu đã thúc đẩy khối lượng LNG trên thị trường giao ngay tăng thêm 9,8% lên mức 65 triệu tấn trong năm 2013, theo GIIGNL. Các nước Lỹ Latin là các quốc gia hầu hết phụ thuộc vào nguồn tái xuất khẩu đó, với Argentina đang thu mua 27% LNG từ nguồn cung đó, Brazil là 21% và Mexico là 6%.

Số liệu của Enagas cho thấy nhu cầu sử dụng gas của Tây Ban Nha giảm 8% trong năm 2013. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia năng lượng thì nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu này có thể sẽ không phục hồi sớm.

Nhu cầu sử dụng gas tại Tây Ban Nha giảm còn do sự gia tăng dử dụng năng lượng từ gió và năng lượng mặt trời. Thị phần của năng lượng tái sinh trong nguồn cung năng lượng đã tăng vọt lên mức 42% trong năm ngoái, từ mức 28% của năm 2009.

Theo Xangdau

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác