Trung Quốc: Xuất khẩu ròng nhiên liệu
Trung Quốc xuất khẩu ròng 410.000 tấn sản phẩm vào tháng 5, tương đương với khoảng 96.548 thùng/ ngày, theo số liệu hải quan công bố ngày 08/6. Tuy chỉ là một con số nhỏ nhưng đây là tháng thứ 2 trong năm nay Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm ròng, điều đã từng chỉ xảy ra ba lần trước năm nay, lần cuối là vào tận tháng 1/2010.
Trung Quốc xuất khẩu ròng 410.000 tấn sản phẩm vào tháng 5. Ảnh: Reuters
Trong năm tháng đầu năm nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng với chỉ 1,47 triệu tấn nhiên liệu tinh chế, tương đương với khoảng 71.000 thùng dầu mỗi ngày, giảm 73,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2013, nhập khẩu sản phẩm ròng ở mức 221.600 thùng dầu mỗi ngày và trong năm 2012 là 311.000 thùng/ ngày. Các con số trên tiết lộ rằng nhập khẩu ròng nhiên liệu của Trung Quốc đã có xu hướng thấp hơn trong một khoảng thời gian, nhưng chủ yếu giảm mạnh trong năm nay, đến nỗi quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới này có thể trở thành một nước xuất khẩu ròng bền vững.
Những lý do chính cho sự thay đổi này là công suất lọc dầu của Trung Quốc dư thừa, vượt quá so với dự đoán tăng nhu cầu nhiên liệu khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Trung Quốc hiện có công suất lọc dầu gần 13 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ khi hai nhà máy mới được đưa vào hoạt động đầu năm nay với tổng công suất 440.000 thùng/ngày.
Cứ cho nhu cầu dầu trong tháng 4 là 9,71 triệu thùng/ngày thì rõ ràng trong lĩnh vực lọc dầu, Trung Quốc sở hữu công suất dư thừa khá lớn. Điều này khiến Trung Quốc giảm nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhưng cũng tăng sự sẵn có của nhiên liệu dành cho xuất khẩu, đặc biệt kể từ khi các nhà máy lọc dầu mới có xu hướng được cấu hình để tối đa hóa sản lượng các sản phẩm chưng cất.
Xuất khẩu diesel ròng ở mức 76.676 thùng /ngày trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 4, chỉ cao hơn một chút so với lượng dầu 75.151 thùng xuất khẩu mỗi ngày trong cùng kỳ năm 2013. Mặc dù không phải là một sự gia tăng lớn nhưng lại gây tác động đáng kể do đặt trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu tăng chậm hơn ở châu Á và châu Âu, hai trung tâm chính tiêu thụ dầu diesel.
Chênh lệch giá giữa dầu diesel Singapore và dầu thô Dubai giảm trong tháng 5 cho thấy sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc tác động khá lớn tới thị trường.
Xăng vượt Diesel
Lợi nhuận lọc dầu diesel thấp, trái ngược với xăng khi mà ngày 09/6 giá xăng 92 Singapore GL92-SIN-CRK cao hơn 7,56 USD so với giá một thùng dầu thô Brent, tăng 15% trong năm nay.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu xăng ổn định nhưng cho đến năm 2014 quốc gia này đã giảm các chuyến hàng với lượng xuất khẩu ròng là 109.152 thùng/ngày so với 114.983 thùng/ngày trong bốn tháng đầu năm ngoái.
Doanh số bán xe ở Trung Quốc tăng 11,6% trong tháng 4 so với một năm trước đó, và vì xăng được sử dụng phần lớn tại đây, trái ngược với sự phổ biến của dầu diesel ở châu Âu nên tăng trưởng nhu cầu xăng dầu đã vượt xa diesel.
Doanh số bán xe ở Trung Quốc tăng 11,6% trong tháng 4 so với một năm trước đó. Ảnh: Internet
Nhưng nguyên nhân chính giảm nhập khẩu ròng nhiên liệu của Trung Quốc là dầu mazut, với nhập khẩu ròng giảm 28% xuống còn 240.678 thùng/ngày trong bốn tháng đầu năm nay.
Điều này còn bởi một số các nhà máy lọc dầu nhỏ hơn được cấp phép trực tiếp nhập khẩu dầu thô, trong khi trước đó họ sử dụng dầu mazut. Hơn nữa, lợi nhuận thấp tại các nhà máy lọc dầu cỡ nhỏ khác, được biết đến với tên gọi teapot, đã cản trở nhu cầu dùng dầu mazut để sử dụng làm nguyên liệu.
Nhập khẩu dầu nhiên liệu của Trung Quốc trong tháng 1 là cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái, và kể từ đó giá giảm đã dẫn tới sức mua yếu. Nhập khẩu ròng nhiên liệu của Trung Quốc có xu hướng thấp đi, và khả năng quốc gia này sẽ trở thành một nước xuất khẩu ròng bền vững. Điều này sẽ không gây ảnh hưởng như nhau đến tất cả các thị trường sản phẩm.
Năm nay, dầu mazut và dầu diesel trở nên yếu thế so với xăng. Tình trạng trên sẽ tiếp tục hay không phụ thuộc vào việc liệu có đủ động lực tăng trưởng toàn cầu thúc đẩy nhu cầu trong ngành hàng hải và vận chuyển vốn sử dụng dầu mazut và dầu diesel.
Tuy nhiên, thị trường châu Á sẽ có thể có các yếu tố khiến nhập khẩu ròng đối với dầu mazut thấp hơn và xuất khẩu ròng cao hơn đối với dầu diesel. Đối với xăng trong khi vẫn dư thừa, doanh số bán xe trong nước tăng mạnh có thể giảm lượng xăng này, do đó hạn chế tăng trưởng xuất khẩu nhiên liệu động cơ.
Điều này không có nghĩa là chênh lệch giữa giá xăng và dầu thô cao hơn ở châu Á, nhưng chắc chắn nó sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận hiện tại.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Doanh nghiệp bán xăng A92 giả ở Nghệ An kêu oan (Thứ Năm, 26/10/2017 08:18)
- Xăng dầu Hàn Quốc ồ ạt về Việt Nam: Lo thất thu thuế (Thứ Sáu, 20/10/2017 03:07)
- Doanh nghiệp kêu khó, xin tăng thuế xăng dầu (Thứ Sáu, 12/12/2014 08:53)
- Giá xăng trong nước sẽ giảm? (Thứ Bảy, 29/11/2014 10:18)
- "Dòng chảy vàng đen" đổi chiều (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- IEA: Xuất khẩu dầu của Iraq phục hồi trong tháng Bày này (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành 100% công suất (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Indonesia có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng khí đốt vào 2020 (Thứ Ba, 15/07/2014 09:46)
- OPEC: Nhu cầu dầu mỏ của thế giới tiếp tục tăng trong năm 2015 (Thứ Ba, 15/07/2014 09:44)
- Quảng Ngãi: 81% cửa hàng xăng dầu bán xăng E5 (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |