Thị trường ngày 3/8: Giá dầu lao dốc hơn 3%, đồng, sắt thép và cà phê đồng loạt giảm
Giá dầu giảm hơn 3%
Giá dầu giảm hơn 3% sau số liệu kinh tế từ Trung Quốc và Mỹ - các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới - suy yếu và sản lượng dầu thô từ các nước sản xuất OPEC tăng cao, dấy lên mối lo ngại nhu cầu dầu giảm và dư cung.
Chốt phiên giao dịch ngày 2/8, dầu thô Brent giảm 2,52 USD tương đương 3,3% xuống 72,89 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,69 USD tương đương 3,6% xuống 71,26 USD/thùng.
Tăng trưởng hoạt động nhà máy tại Trung Quốc trong tháng 7/2021 giảm mạnh do nhu cầu giảm - lần đầu tiên - trong hơn 1 năm.
Số liệu từ Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho biết, hoạt động sản xuất của Mỹ cũng có dấu hiệu chậm lại, tốc độ tăng trưởng giảm tháng thứ 2 liên tiếp do chi tiêu giảm trở lại từ dịch vụ đến hàng hóa và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu kéo dài. Chỉ số ISM của hoạt động nhà máy quốc gia trong tháng 7/2021 giảm xuống 59,5– thấp nhất kể từ tháng 1/2021 từ mức 60,6 trong tháng 6/2021.
Ngoài ra, giá dầu giảm chịu áp lực bởi sản lượng dầu từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 7/2021 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng do dự báo thời tiết trong nhiều tuần tới nóng hơn so với dự kiến trước đó, thúc đẩy nhu cầu làm mát.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn New York tăng 2,1 US cent tương đương 0,5% lên 3,935 USD/mmBTU.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng, được hỗ trợ bởi đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ suy yếu.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,1% lên 1.816,01 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1804,49 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York tăng 0,3% lên 1.822,2 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD giảm 0,1% so với các đồng tiền chủ chốt khác và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất gần 2 tuần.
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm bởi lo ngại nhu cầu sau số liệu nhà máy từ Mỹ và nước tiêu thụ kim loại hàng đầu - Trung Quốc - suy yếu.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,5% xuống 9.678 USD/tấn, sau khi giảm 1% trong phiên trước đó.
Hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 7/2021 tăng chậm hơn – tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng chậm nhất 17 tháng.
Chỉ số đồng USD chạm mức thấp nhất 1 tháng trong tuần trước, khiến đồng được mua bằng đồng USD rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá thép và quặng sắt đều giảm
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc đều giảm 6%, sau khi Bắc Kinh quyết tâm giảm lượng khí thải cacbon, làm gia tăng mối lo ngại về sự điều chỉnh cắt giảm sản lượng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 giảm 5,6% xuống 5.414 CNY/tấn, trong phiên có lúc giảm 6,4% xuống 5.367 CNY (829,89 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 5,7% xuống 5.780 CNY/tấn, sau khi giảm 6,5% trong đầu phiên giao dịch. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 9/2021 giảm 2,5% xuống 19.390 CNY/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm phiên thứ 5 liên tiếp, giảm 0,9% xuống 1.054 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 12,5 USD xuống 185 USD/tấn - thấp nhất kể từ ngày 26/5/2021, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê arabica giảm gần 4%, từ mức cao nhất gần 7 năm trong tuần trước đó, do tình trạng sương giá vào cuối tuần tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil - ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn ICE giảm 6,75 US cent tương đương 3,8% xuống 1,728 USD/lb, đóng cửa phiên trước đó giảm 8,6% từ mức cao đỉnh điểm hơn 2 USD/lb hồi đầu tuần.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London giảm 33 USD tương đương 1,8% xuống 1.753 USD/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn ICE tăng 0,04 US cent tương đương 0,2% lên 17,95 US cent/lb, song vẫn thấp hơn mức cao nhất 5 tháng (18,81 US cent/lb) trong tuần trước đó.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn London tăng 1,6 USD tương đương 0,4% lên 447,3 USD/tấn.
Giá lúa mì cao nhất gần 3 tháng, ngô và đậu tương tăng
Giá lúa mì tại Chicago tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng, được hỗ trợ bởi sản lượng lúa mì toàn cầu giảm và hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 25-3/4 US cent lên 7,29-1/2 USD/bushel, sau khi đạt 7,31-3/4 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 13/5/2021. Giá đậu tương tăng 4-1/4 US cent lên 13,53-1/2 USD/bushel và giá ngô tăng 14 US cent lên 5,59-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ giảm gần 6%
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm gần 6% xuống mức thấp nhất hơn 1 tuần, do xuất khẩu trong tháng 7/2021 giảm và sản lượng tăng gây áp lực thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn Bursa Malaysia giảm 252 ringgit tương đương 5,77% xuống 4.117 ringgit (974,78 USD)/tấn, giảm mạnh nhất hơn 1 tháng và đây là mức thấp nhất kể từ ngày 23/7/2021, sau khi tăng 2,3% trong tuần trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 3/8
Nguồn tin: Cafef
Thêm bình luận
Các tin khác
- Thị trường ngày 19/11: Giá dầu tăng nhẹ, quặng sắt thấp nhất hơn 1 năm, vàng, thép, cao su, đường... đồng loạt giảm (Thứ Sáu, 19/11/2021 04:56)
- Phải kìm được giá xăng để chặn đà suy giảm kinh tế (Thứ Ba, 16/11/2021 05:49)
- Thị trường ngày 22/10: Giá dầu, vàng, đồng, sắt thép, nông sản đồng loạt lao dốc (Thứ Sáu, 22/10/2021 11:50)
- Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022 (Thứ Sáu, 22/10/2021 11:50)
- Thị trường ngày 24/9: Giá dầu lên mức cao nhất 2 tháng, thiếc, cà phê tăng mạnh trong khi vàng giảm 1% (Thứ Sáu, 24/09/2021 11:23)
- Thị trường ngày 5/8: Giá dầu thấp nhất 2 tuần, vàng, sắt thép và than luyện cốc đồng loạt tăng (Thứ Năm, 05/08/2021 02:14)
- CPI bảy tháng tăng 1,64%: Mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (Thứ Năm, 29/07/2021 05:14)
- Thị trường ngày 25/6: Giá dầu cao nhất 3 năm, vàng giảm, sắt thép và cao su hồi phục (Thứ Sáu, 25/06/2021 11:45)
- Thị trường ngày 12/5: Giá thép tăng cao kỷ lục, dầu, đồng, quặng sắt... đồng loạt tăng mạnh (Thứ Tư, 12/05/2021 08:19)
- Thị trường ngày 7/5: Giá dầu giảm; nhôm, thép, nông sản cao kỷ lục; vàng vượt 1.800 USD/ounce (Thứ Sáu, 07/05/2021 12:33)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |