Quản lý dầu khí kiểu Na Uy: Cả nước thành triệu phú
ự kiện gần đây Quỹ hưu Chính phủ Na Uy đạt trên 5095 tỉ khiến trung bình mỗi người Na Uy đều là triệu phú đồng crown đã gây xôn xao thán phục toàn cầu. Hiếm có nước xuất khẩu dầu nào có được lợi ích từ dầu cũng như chính sách quản lý dầu của Na Uy.
Vậy họ giỏi ở chỗ nào? Làm thế nào để cả nước trở thành triệu phú được?
Đặc trưng của Na Uy, có lẽ nằm ở hai điểm: kiểm soát lợi nhuận thu được từ dầu mỏ và kiểm soát ngành công nghiệp dầu khí nói chung. Về cơ bản, nguồn lợi của đất nước xuất khẩu dầu khí thứ 7 thế giới này không làm lợi cho cá nhân ai, mà dành cho cả xã hội. Các ngành công nghiệp dầu khí bị kiểm soát của chính phủ, có kỷ lục an toàn lao động cao, và bị đánh thuế nặng.
Lợi ích dầu khí với Na Uy
Quỹ dầu mỏ được quản lý ngặt nghèo và minh bạch
Quỹ hưu Chính phủ Toàn cầu trước kia là quỹ dầu khí Na Uy, là nơi lợi nhuận có được từ xuất khẩu dầu khí được gửi vào quản lý. Quỹ không đầu tư trong nước mà phần lớn đầu tư ở các nền kinh tế nước ngoài.
Dầu khí đem lại lợi ích lâu dài thông qua đầu tư, chứ không dành cho phát triển ngắn hạn thông qua chi tiêu
Danh mục đầu tư của quỹ chiếm khoảng 1% cổ phiếu toàn thế giới (khoảng 60% giá trị tài sản), cũng như trái phiếu chính phủ và bất động sản khắp nơi (khoảng 5%). Hàng năm quỹ chi trả lại 4% cho người Na Uy, lớn hơn một chút so với tỉ lệ đầu tư hàng năm.
Đơn vị quản lý quỹ chịu sự giám sát ngặt nghèo và yêu cầu minh bạch lớn, với các giám đốc quản lý phải trả lời về thành quả công việc.
Quản lý doanh nghiệp dầu khí của Na Uy
Thuế doanh nghiệp của Na Uy cao gấp đôi của Canada. Cộng thêm vào một khoản thuế đặc biệt cho lợi nhuận dầu mỏ, ước tính quốc gia này đã thu về 70-80% nguồn lợi tài nguyên từ ngành công nghiệp dầu tính từ những năm 1970. So sánh tương đương, Canada năm 2010 thu về khoảng 10% lợi nhuận toàn ngành sản xuất cát dầu.
Na Uy cũng yêu cầu các công ty nước ngoài đào tạo nhân lực trong nước, chuyển giao công nghệ sở hữu đặc biệt sang tập đoàn dầu khí quốc gia Statoil. Trong một số trường hợp họ còn yêu cầu trao lại các mỏ dầu miễn phí sau một thời gian nhất định.
Nhìn chung các công ty thuộc sở hữu của nhân dân Na Uy chiếm khoảng 30% sản lượng dầu toàn quốc, vừa là nguồn thu nhập quan trọng, nhưng cũng là tiếng nói quyết định cách khai thác tài nguyên của họ.
Người Na Uy tham gia sâu vào quá trình quản lý và khai thác dầu mỏ nhờ tính minh bạch cao của nền kinh tế. Khi tổ chức Hòa Bình Xanh phân phát tờ rơi cho công nhân ở bên ngoài nơi làm việc Statoil, công ty đã dành cà phê nóng và san-uých cho các nhà hoạt động môi trường, để cho thấy tính xã hội hóa của ngành.
Phê bình về chính sách dầu mỏ
Tranh cãi về chính sách quản lý dầu mỏ Na Uy có 3 điều khiến người Việt chúng ta nên quan tâm:
Thứ nhất là liệu có nên đầu tư nguồn lợi từ tài nguyên dầu mỏ vào trong nước hay cứ tiếp tục đầu tư vào thị trường tài chính quốc tế như Na Uy làm. Về cơ bản, chính sách của Na Uy là tiết kiệm cho tương lai, chỉ chi một ít cho hiện tại.
Vấn đề lớn nhất của việc đầu tư vào trong nước là lạm phát. Khi chính phủ chi lợi nhuận từ dầu vào các chương trình xã hội nó sẽ tăng mức cung tiền, và dẫn tới tăng giá cả. Mức chi vào chương trình xã hội nào cũng đang được tranh cãi gay gắt.
Ví dụ Na Uy là trợ cấp nông nghiệp cho phép nông dân nuôi bò sữa trong chuồng trại được sưởi ấm vì nước này ở vùng cực. Ví dụ khác là chương trình giáo dục của Na Uy dành cho công dân rất rộng rãi.
Khía cạnh thứ hai của đầu tư ra nước ngoài là để tránh “lời nguyền dầu mỏ”, nói về sự trì trệ kém phát triển của nền kinh tế so với các nước không có nhiều tài nguyên bằng.
Ví dụ cho lời nguyền dầu mỏ là Nigeria. Giành độc lập năm 1960 với mức phát triển kinh tế ngang Malaysia hoặc Thái Lan. Họ đã là rổ bánh mì của Phi Châu với ngành công nghiệp giàu sức sống. Quá nhấn mạnh vào dầu, cộng với tham nhũng tràn lan đã làm thui chột các ngành kinh tế khác. Hiện nay, Nigeria đang phải nhập khẩu cả thực phẩm lẫn dầu, với công nghiệp yếu kém, và bị xếp hạng gần bét của các thước đo chỉ số phát triển .
Nhu cầu xã hội và áp lực chính trị vẫn muốn đầu tư trong nước, nhưng hai khía cạnh nói trên là lý do chính cho việc đầu tư ra nước ngoài của Na Uy.
Vấn đề thứ hai là việc đầu tư nguồn lợi nói trên vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
Giáo sư kinh tế Michael Hudson từng cảnh báo Na Uy năm 2011: Đầu tư vào các nền kinh tế BRIC chưa ổn định cũng như thị trường bất động sản, có thể tạo lợi nhuận ngắn hạn nhưng là một trò chơi nguy hiểm. Khủng hoảng kinh tế tiền tệ hiện nay cho thấy rõ rủi ro của việc đầu tư quốc tế là như thế nào.
Một mặt việc đa dạng hóa hạng mục đầu tư với thời gian hồi vốn cực dài làm giảm thiểu rủi ro của chiến lược này. Nhưng mặt khác người phản đối lại nói do đầu tư thấp vào thị trường cổ phiếu nên quỹ đã mất nhiều lợi nhuận tiềm năng.
Vấn đề thứ ba là việc chú trọng quá mức vào dầu khí trong thời đại hiện nay mà không để mắt tới các ngành công nghiệp năng lượng thay thế. Thời đại hiện nay nhu cầu về dầu không còn lớn như xưa, với các tiến bộ của năng lượng thay thế. Một nền kinh tế quá tập trung vào dầu khí như Na Uy sẽ vẫn phải đối mặt với nguy hiểm này.
Thành công của Na Uy
Nhưng nói cho cùng, các chính sách của Na Uy đã đem lại những thành công nhất định.
Sự giàu có và khôn ngoan của đầu tư khiến Na Uy trở thành đất nước thịnh vượng nhất thế giới.
Tỉ lệ thất nghiệp chính thức là 3%, rất gần với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế.
Quỹ Hưu Chính phủ Toàn cầu đang tăng giá trị một cách ổn định, hiện nay bằng 184% GDP cả nước và ước tính đạt 220% năm 2030.
Na Uy thường xuyên đứng hạng nhất về chỉ số phát triển con người, tức là nơi sống tốt nhất. Họ xếp hạng nhất về chỉ số dân chủ, tức là chính quyền tốt nhất. Na Uy cũng là nơi một bà mẹ sống dễ dàng nhất. Dù là nhà xuất khẩu dầu thô thứ 3 thế giới, họ đứng thứ 3 toàn cầu về chỉ số Hoạt động Môi trường.
Khó mà tranh cãi với thành công, nên mục tiêu bài viết này là trình bầy trường hợp Na Uy để bạn đọc tham khảo.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Hàng hóa TG sáng 25/10: Giá dầu và đường tăng, vàng giảm (Thứ Năm, 26/10/2017 08:16)
- Ra mắt Câu lạc bộ Xăng dầu doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Thứ Tư, 25/10/2017 08:27)
- Xăng dầu châm ngòi cuộc đua tăng giá? (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Hàn Quốc nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung dầu thô (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Chậm giảm giá xăng, người dân càng thiệt (Thứ Tư, 16/07/2014 12:00)
- Kinh doanh đại trà xăng sinh học E5, cần Petrolimex vào cuộc (Thứ Ba, 15/07/2014 10:07)
- Công ty thành viên Petrolimex mua tàu biển triệu USD (Thứ Ba, 15/07/2014 09:41)
- Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn 1.594,749 tỷ đồng (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
- Cảnh sát Biển Vùng 4 bắt tàu chở 40.000 lít dầu lậu (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
- Xuất khẩu dầu thô của Nga xuống thấp nhất trong 6 năm (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |