HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 3 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Cuộc chiến khí đốt Nga - Ukraine: Hóa đơn đỏ và tấm thảm đỏ

Thứ Tư, 16/04/2014 12:00
Nga đã đe dọa cắt giảm nguồn cung khí gas cho Ukraine do tranh chấp về giá. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các nước EU, bởi khí gas của Nga được chuyển đến các nước trong khối này đều qua Ukraine.

 

Sức ép chính trị đang tăng lên trong khi sức ép đường ống lại giảm.

Mục tiêu cuộc chạy đua hướng đến?

Tranh chấp hiện thời là nhằm vào những hóa đơn khí gas lớn của Ukraine chưa trả cho Nga: 2,2 tỉ USD (1,2 tỉ bảng, 1,4 tỉ euro).

Nếu Ukraine không giải quyết phần nợ của nước này, Gazprom sẽ hiện thực hóa việc xây dựng máy đo trả trước lớn nhất thế giới, và Ukraine sẽ phải trả tiền trước để sử dụng gas. Một cuộc chiến quyền lực giữa chính quyền tạm thời của Ukraine đang nghiêng về EU, và Nga, đang kì vọng sẽ giữ được Ukraine trong tầm ảnh hưởng.

Hiện nay biến động Ukraine đã lên đến cực điểm và tổng thống Ukraine thân Nga, ông Viktor Yanukovych đã rời đất nước. Khi còn đương nhiệm, ông Viktor Yanukovych đã quyết định không kí hiệp định liên hiệp với EU, thay vào đó lại chọn tham gia vào liên minh thuế quan của Nga.

Nhưng đường lối này đã bị chính phủ tạm thời đảo lộn. Để đáp lại, EU đang đưa ra hỗ trợ phát triển một khoản 1,6 tỉ euro (1,3 tỉ bảng, 2,2 tỉ USD), loại bỏ tạm thời các nghĩa vụ về thuế đối với việc xuất khẩu của Ukraine đến EU, và một chương trình làm giảm sự phụ thuộc của Ukraine vào Nga.

Điều đó đã làm Kremlin nổi giận. Gazprom đã tăng giá bán cho Ukraine lên 81%: 485,50 USD (293 bảng, 354 euro) từ 268,50 USD/ 1000 mét khối.

Trước đó, nhập khẩu gas của Ukraine được hỗ trợ để đổi lại Nga được thuê căn cứ quân sự ở Sevastopol tại Crimea, trụ sở hải quân Biển Đen của Nga. Nhưng từ khi Crime sát nhập Nga, thỏa thuận đó đã không còn hiệu lực.

Liệu các quốc gia ngoài Ukraine có bị ảnh hưởng?

Rất có thể - EU chiếm đến một phần ba lượng khí gas từ Nga, với khoảng 50% đi qua Ukraine. Ở bên ngoài Ukraine, 2 đường ống khác nối Nga với EU: Dòng chảy phương Bắc (bên dưới biển Baltic) và Yamal, chảy qua Belarus, Ba Lan.

Đức và Ý là hai bạn hàng mua bán lớn nhất khí ga của Nga. Tuy nhiên, Đức đang xây dựng thêm các nhà máy điện chạy than và nhà máy năng lượng tái tạo, bao gồm các trang trại năng lượng gió ngoài khơi.

 

Các nước dựa nhiều nhất vào dòng gas của Nga qua Ukraine (tỉ, m3)

 

2013

2012

Ý

25.33

15.08

Thổ Nhĩ Kì

13

14.02

Đức

11.71

21

Cộng hòa Séc

7.32

7.28

Hungary

6

5.29

Slovakia

5.42

4.19

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu năng lượng Oxford

Một đường ống khác, Dòng chảy phương Bắc đang được thi công, chạy từ Nga, nằm dưới Biển Đen đến Bulgaria và sau đó được chia thành 2 nhánh, phía Bắc qua Hungary đến Úc, phía Nam đến Ý. Theo dự kiến, Dòng chảy phương Bắc sẽ được hoàn thành vào năm 2018-2019.

Tuy nhiên, EU có thể quyết định dừng việc xây dựng dự án này như một phần của các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Sự liên kết giữa các đường ống khác nhau cũng có thể tham gia phần nào. Các nước EU ở phía Đông Nam như Úc và Cộng hòa Séc tiếp nhận nguồn cung qua Ukraine sẽ gặp khó khăn, nếu Nga đóng các van dầu. Tuy nhiên, họ có thể nhận được các nguồn hỗ trợ khác qua các trung gian chảy từ Đức.

Các nước khác như: Ba Lan, Lithuania, Estotia và Phần Lan, đang mong muốn được đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng, thông qua các nguồn khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) từ các nước ngoài châu Âu, chẳng hạn như Qatar, hoặc khí đá phiến từ Bắc Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là, việc Nga khóa van khí đốt tới Ukraine đã từng xảy ra trước đây hay chưa và những tác động của nó tới đâu? Câu trả lời được lặp lại lần nữa! Trường hợp đầu tiên là vào ngày đầu tiên của năm mới năm 2006. Khi đó, Nga muốn tăng giá lên 400% trên 1000 mét khối. Khi Ukraine từ chối, Nga đã đóng các van dầu.

Trong nhiều giờ, các nước gồm: Úc, Pháp, Đức, Ý bắt đầu báo cáo về sự giảm áp suất khoảng 30% trong các đường ống của mình. Tuy nhiên, tranh chấp đã được giải quyết 3 ngày sau đó, nhưng lại làm gia tăng gấp bội sự lo lắng của EU về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Ba năm sau (2009), một lần nữa vào ngày đầu năm mới, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt. Sự việc này diễn ra vào giữa đợt rét, khiến cho các nước như Bulgaria và Slovakia không được tiếp nhận các nguồn cung cấp. Các nhà máy công nghiệp bị đóng cửa, trong khi người dân phải xoay xở với việc sưởi ấm.

Sau hơn 2 tuần thiếu hụt nguồn cung, Nga và Ukraine đã đi đến thỏa thuận mà đáng ra phải được thực hiện trong 10 năm. Tuy nhiên, với những cuộc xung đột chính trị ở Ukraine, tranh chấp về khí gas nổi lên lần nữa. Mỹ cáo buộc Nga vì đã sử dụng nguồn cung năng lượng để kiểm soát Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, Nga đang trợ cấp nguồn cung gas rẻ cho Ukraine.

Đức là khách hàng lớn nhất của Nga về gas nhưng quan hệ rõ ràng đã bị đóng băng kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổi lên.

Mức độ phụ thuộc của Ukraine đến đâu?

Từ trước đến nay, hơn 50% nhu cầu gas bắt nguồn từ Nga, mặc dù đất nước này cũng là một nhà nhập khẩu lớn từ Turkmenistan.

Năm ngoái, Gazprom đã xuất khẩu 26m3 (bcm) gas đến Ukraine, hơn một nửa của 50,4 bcm đã tiêu thụ.

Mặc dù các nhà máy nhiệt điện than và điện hạt nhân của Ukraine đã chạy hết công suất, tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES) cho rằng "Cơ sở công nghiệp và các thành phố của Ukraine đang phụ thuộc rất nhiều vào gas".

OIES ước tính: yêu cầu khí gas của Ukraine năm nay sẽ khoảng 50bcm, với gần 20 bcm được nhập khẩu từ bên ngoài.

Nếu những điều tồi tệ đến liên tiếp và Nga ngừng cung cấp khí đốt, Ukraine sẽ phải tìm kiếm cấc nguồn thay thế cho khoảng 30bcm.

Hiện tại các cuộc đối thoại đang được EU lên kế hoạch để sớm giúp Ukraine có nguồn cung khí gas thông qua các đường ống ở Slovakia.

Cắt giảm xuất khẩu sẽ gây tổn hại cho Nga?

Câu hỏi được đặt ra là, liệu Tổng thống Putin có thể chịu đựng được những khó khăn trong ngắn hạn để đổi lấy lợi ích dài hạn? Trung tâm nghiên cứu năng lượng Oxford ước tính rằng, năm ngoái 53% thu nhập xuất khẩu của Gazprom đã đạt 33,3 tỉ USD từ ống dẫn khí đốt Ukraine.

Do vậy, bất cứ sự leo thang nào trong tranh chấp về khí gas có thể tác động nghiêm trọng đến nguồn thu của Matxcova. Đồng thời, đây cũng có thể là thảm họa về uy tín của Gazprom.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nga sẽ mất đi các khoản đầu tư quốc tế ở các lĩnh vực dầu khí, đồng thời "khuyến khích" các nước phương Tây tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Theo Năng lượng Việt Nam

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác