Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đòi hỏi một phản ứng từ Mỹ
Thoạt nhìn, hành động này của Trung Quốc dường như chỉ nhắm vào tài nguyên, vốn được cho là mục tiêu có thể đưa các công ty của Trung Quốc tới bất kỳ ngóc ngách nào trên trái đất.
Tuy nhiên, điều đang diễn ra tại biển Đông hiện nay thực sự nguy hiểm hơn rất nhiều. Lực lượng quân sự Trung Quốc hiện diện tại nơi đây khiến mọi chuyện vượt xa khỏi mục đích theo đuổi tài nguyên năng lượng. Mỹ cần phải đối diện với tầm quan trọng của thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra để có cơ hội thành công trong cuộc đối đầu với quốc gia này. Điều này có nghĩa rằng có thể sẽ phải sử dụng tới các biện pháp cứng rắn chứ không chỉ là các cuộc đàm phán đơn thuần.
Từ lâu đã có suy đoán rằng có một trữ lượng lớn dầu và khí dưới diện tích 1,4 triệu m2 ở biển Đông hiện đang được 5 nước Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Theo Bộ Đất đai & Tài nguyên Trung Quốc, khu vực này có thể chứa tới 400 tỷ thùng dầu, vượt hơn hẳn trữ lượng ở Trung Đông.
Tuy nhiên, hầu hết các ước tính trước đó đều đưa ra con số nhỏ hơn rất nhiều. Theo ước lượng của Cục điều tra Địa chất Mỹ (USGS) năm 2010, lượng dầu chưa được khai phá của vùng biển trên (phần nhiều vẫn chưa đạt tới trữ lượng thương mại) là một con số nhỏ hơn rất nhiều, chỉ 11 tỷ thùng. Thật khó để tin rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang để đặt cược vào con số khiêm tốn đó.
Cũng cần phải xem xét tới hai động cơ sau để có thể hiểu điều gì đang diễn ra. Một là chủ nghĩa dân tộc: Việc khoan dầu diễn ra gần Quần đảo Hoàng Sa thuộc khu vực tranh chấp trên biển Đông, cách khoảng 120 dặm từ bãi biển Việt Nam và nằm gọn trong khu đặc quyền kinh tế 200 dặm của quốc gia này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền quần đảo trên dựa theo lịch sử sử dụng và các đợt diễn tập chủ quyền , do đó đã chiếm đảo này từ năm 1974. Rút khỏi Hoàng Sa sẽ là một đòn vào uy thế của quốc gia này trong khi tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh tại quần đảo sẽ gia tăng tính hợp pháp của giới chức lãnh đạo tại nước này. Hai là, các nhà cầm quyền Trung Quốc cũng được hối thúc bằng ước muốn sẽ kiểm soát các tuyến đường biển tại biển Đông. Các chuyến hàng thương mại trị giá hơn 5 nghìn tỷ USD đi ngang qua các vùng biển ngày càng đông đúc vào mỗi năm, trong đó bao gồm hơn 1/3 lượng dầu thương mại thế giới được chở bằng tàu thủy và hơn ¾ lượng dầu Trung Quốc nhập (cũng như hầu hết lượng dầu tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan). Hải quân Trung Quốc có thể quá yếu để thách thức địa vị thống trị của Mỹ tại các tuyến đường biển trọng yếu ở Trung Đông hoặc thậm chí là kiểm soát Eo biển Malacca, nhưng bằng việc triển khai lực lượng hải quân tại biển Đông, Bắc Kinh có thể tự tin hơn rằng Mỹ sẽ không thể cắt nguồn cung này của mình.
Ngoài hai động cơ trên, chính bản thân các công ty dầu Trung Quốc cũng rất hào hứng để tiến hành khai thác trong khu vực biển Đông. Bằng cách che đậy lực lượng quân sự dưới dạng các chuyến giao dịch thương mại, Bắc Kinh hy vọng có thể xoa dịu sự đối kháng tất yếu.
Nếu vậy, chiến lược đó vẫn chưa có kết quả. Động thái mới nhất của Trung Quốc khiến Việt Nam và các quốc gia khác bất ngờ, hủy hoại khẳng định của Bắc Kinh rằng các mối quan hệ vững chắc trong khu vực là ưu tiên chính sách ngoại giao hàng đầu của nước này. Điều này cũng làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán hiện nay với Việt Nam về hợp tác phát triển tài nguyên tại biển Đông.
Hoa Kỳ cho biết sẽ không tham gia vào vấn đề tranh chấp chủ quyền và kêu gọi hai bên giải quyết xung đột trong hòa bình. Điều này là không đủ: Mỹ phải lật tẩy chiêu bài của Trung Quốc và làm sáng tỏ nguy cơ xung đột thực sự. Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên thể hiện quan điểm thống nhất trong việc từ chối thừa nhận tuyên bố đơn phương trong vùng lãnh thổ tranh chấp.
Thậm chí quan trọng hơn, Mỹ phải chuẩn bị hiện thực hóa cho những tuyên bố hùng hồn của mình. Mặc dù không có hiệp định ràng buộc phải bảo vệ Việt Nam, sự đổi hướng sang châu Á cho thấy vai trò của Hoa Kỳ như một nhân tố bảo vệ sự ổn định trong khu vực Thái Bình Dương. Hành động của Trung Quốc đang thách thức điều này.
Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình để giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Nếu Trung Quốc không đáp lại thiện chí đó, Mỹ cũng nên chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua việc tăng cường hiện diện lực lượng hải quân tại đây. Điều này sẽ giúp Washington có khả năng đánh giá năng lực của Trung Quốc đồng thời giảm căng thẳng đang leo thang. Một số lựa chọn khác như hạn chế hoạt động của CNOOC tại Mỹ cũng có thể được xem xét. Nếu Hoa Kỳ không thể biến lời nói thành hành động, uy tín của quốc gia này trong lời hứa duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ suy giảm trầm trọng.
Elizabeth Economy và Michael Levi là hai thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là tác giả của cuốn sách “Bằng mọi biện pháp cần thiết: Cách Trung Quốc tìm kiếm tài nguyên đang làm thay đổi cả thế giới - By All Means Necessary: How China’s Resource Quest is Changing the World.”
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |