HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 3 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Nga thông báo "tình hình nguy cấp" về nợ khí đốt của Ukraine

Thứ Bảy, 12/04/2014 12:00
Theo Reuters, ngày 10/4, các hãng thông tấn Nga cho biết Tổng thống Putin đã thông báo cho một số nhà lãnh đạo của châu Âu về “tình hình nguy cấp” liên quan tới khoản nợ khí đốt của Ukraine và tác động có thể có đối với việc vận chuyển khí đốt sang châu Âu.

 Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Putin bày tỏ “quan ngại sâu sắc về tình hình liên quan tới khoản nợ khí đốt của Ukraine và việc cung ứng khí đốt cho Liên minh châu Âu.”

Trước đây, Tập đoàn sản xuất khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga đã ngừng bơm khí đốt cho Ukraine trong các cuộc tranh cãi về giá cả hồi mùa Đông năm 2005-2006 và 2008-2009, khiến việc cung ứng khí đốt cho các nước châu Âu, vốn phải đi nhờ đường ống qua Ukraine, cũng giảm.

Cũng theo Reuters, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Igor Shuvalov ngày 10/4 khẳng định Nga là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho các nước phương Tây, nhưng Moskva cũng có các đối tác tiềm năng khác nếu phương Tây chuyển sang mua khí đốt của các nhà cung cấp khác để đáp trả cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Phát biểu tại một sự kiện ở Berlin (Đức), ông Shuvalov cho rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga sẽ không làm thay đổi hành động của Tổng thống Vladimir Putin và những biện pháp trừng phạt này càng được siết chặt thì xã hội Nga càng trở nên đoàn kết.

Trước đó, ngày 8/4, tại thủ đô Brussels, đại diện Liên minh châu Âu (EU) và Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan đã thảo luận về các biện pháp trợ giúp nguồn cung khí đốt cho Ukraine, sau khi giá gas nhập khẩu từ Nga tăng vọt.

Lãnh đạo EU cam kết trợ giúp Ukraine để khôi phục lượng dự trữ hiện còn rất thấp của nước này.

Ngoài cuộc họp với Bộ trưởng Ukraine do Ủy viên EU phụ trách năng lượng Gunther Oettinger chủ trì, một cuộc họp khác với "nhóm phối hợp về khí đốt" phụ trách trữ lượng của châu Âu cũng diễn ra trong thời gian này để xem xét tình trạng trữ lượng của các quốc gia thành viên EU.

Năm ngoái, EU đã mua 133 triệu m3 khí của Nga trị giá 35 tỷ euro, tức 25% nhu cầu tiêu thụ, với giá khoảng 350-400 euro/1.000 m3. EU cũng cung cấp khí đốt cho Na Uy, Algeria và Libya, đồng thời mua khí hóa lỏng tự nhiên của Qatar và Nigeria.

Theo VietNam+

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác