Thỏa thuận ngầm “đổi dầu mỏ lấy vàng” giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận tinh khôn của Iran
Scandal tham nhũng lớn chưa từng có tại Thổ Nhĩ Kỳ, buộc 3 bộ trưởng của nước này phải từ chức, không chỉ còn là vấn đề nội bộ quốc gia nữa mà đang nhanh chóng trở thành một vấn đề mang tầm cỡ quốc tế khi những bí mật giữa nước này và Iran bị phanh phui.
Từ một bê bối nội bộ liên quan đến những phi vụ bất động sản mờ ám và những cáo buộc tham ô, nhận hối lộ giữa chính quyền Erdogan và các đồng minh kinh tế, vụ việc giờ đây đã lây lan, ăn sâu vào những khía cạnh nhạy cảm và mang tính toàn cầu. Giới điều tra đã vô tình vạch ra bản chất của thỏa thuận ngầm này trong lúc đang lần theo manh mối của vụ tham nhũng bất chấp sự ngăn cản của chính phủ.
Reza Sarraf, một doanh nhân người Iran, người từng bị cảnh sát buộc tội hối lộ Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các giao dịch trị giá khoảng 120 tỉ USD từ Iran cũng đã bị bắt giữ tuần trước.
Tiếp theo đó, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Trung ương Halkbank Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị bắt khi bị phát hiện cất giấu 4 triệu USD tiền mặt tại nhà riêng.
Theo các nhà điều tra, cả hai người này đều là trung tâm của một giao dịch phức tạp, theo đó Iran đồng ý bán dầu mỏ và khí tự nhiên cho Thổ Nhĩ Kỳ lấy tiền mặt, rồi được gửi cả vào một tài khoản tại Ngân hàng Halkbank. Để tránh các chế tài xử phạt liên quan đến việc lưu chuyển tiền tệ quốc tế tại Iran, các khoản đặt cọc tiền mặt đã được chuyển sang vàng, bởi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường xuất khẩu vàng sang Tehran, qua Dubai.
Các báo cáo của cảnh sát cùng với những số liệu của các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ ước lượng rằng, chỉ trong 3 năm trở lại đây, 8 tỉ USD vàng đã được vận chuyển sang Iran. Con số thậm chí còn có thể cao hơn, lên tới 13 tỉ từ giữa tháng 3/2012 đến tháng 7/2013, trước khi Mỹ và EU quyết định siết chặt lệnh cấm xuất khẩu vàng sang Iran hồi tháng 7/2013.
Giới chức của Ngân hàng Halkbank khẳng định rằng, những giao dịch của họ với Iran hoàn toàn trong sạch và hợp pháp và rằng, họ đã ngừng chuyển vàng sang Tehran kể từ khi "hưởng ứng" lệnh cấm vận vào tháng 7.
Trước đó, thỏa thuận "đổi dầu mỏ lấy vàng" đã đôi lần được nhắc đến từ tháng 4, khi 47 nhà lập pháp của Mỹ đã kêu gọi cả Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jack Lew ban hành chế tài xử phạt đối với những giao dịch vàng giữa Ngân hàng Halkbank và Iran.
Các bộ trưởng Thổ Nhĩ kỳ trong lễ từ nhiệm sau scandal tham nhũng.
Sự việc Iran luồn lách khỏi các biện pháp chế tài của Mỹ và EU rất có thể sẽ càng chọc tức các nhà lập pháp Mỹ, điều sẽ gây bất lợi lớn cho các cuộc đàm phán giữa Washington và Tehran. Và rất có thể nó sẽ làm phức tạp thêm thỏa thuận tạm thời về việc bãi bỏ một số chế tài xử phạt đối với Iran của Tổng thống Obama với điều kiện Iran sẽ ngừng một số chương trình hạt nhân. Thỏa thuận tạm thời này có ý nghĩa đem đến một giải pháp cho cuộc tranh cãi triền miên về chương trình hạt nhân giữa Iran và thế giới phương Tây.
Một bộ luật đã được Chính phủ Mỹ thông qua và sẽ có hiệu lực đối với các chế tài xử phạt kinh tế đối với Iran nếu như nước này vi phạm hiệp định tạm thời về việc giới hạn chương trình hạt nhân hoặc không nỗ lực trong tiến trình đi đến sự đồng thuận trong hiệp định cuối cùng.
Tuần trước, khi bí mật giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bị phát hiện, ông David Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính đang có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi nước này hãy quan sát các chế tài xử phạt của quốc tế đối với Iran chứ không nên bất chấp những nỗ lực quốc tế trong tiến trình cuộc đàm phán hạt nhân hiện nay.
Kể từ cuộc viếng thăm của ông Cohen, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh chính trị đã tuyên bố rằng chính Mỹ và Israel đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài lê thê tại Ankara. Và Thủ tướng Erdogan cũng cảnh báo rằng có thể sẽ trục xuất Đại sứ Mỹ Francis Ricciardone vì đã dính líu tới "những hành động khiêu khích" liên quan tới vụ scandal tham nhũng vừa qua.
Phía sau hậu trường, các nhà ngại giao phương Tây cho biết họ cũng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hãy biết tiết chế những phát ngôn của mình và ngừng việc coi vụ bê bối lần này như một âm mưu của những thế lực nước ngoài. Trước khi đối mặt với vụ lục đục nội bộ, Thủ tướng Erdogan cũng đã nặng lời buộc tội phương Tây là đã âm mưu "hạ nhục" ông như vậy, nhất là vào mùa hè vừa rồi khi các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra tại Công viên Gezi của Istanbul.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |