Thư Tổng thống Putin gửi EU: "Quân tử và ngụy quân tử"
Nền kinh tế Ukraine trong vài tháng qua đã lao dốc. Khu vực công nghiệp và xây dựng thụt giảm sâu. Ngân sách gần như trống rỗng. Tình trạng hệ thống tiền tệ ngày một xấu đi. Cán cân thương mại thâm hụt đi cùng với việc dòng vốn tháo chạy khỏi đất nước này. Kinh tế Ukraine đang hướng đến sự sụp đổ, sản xuất đình đốn, tỉ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn châu Âu hiểu rõ về cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Ảnh: Itar-Tass |
Nga và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) là những đối tác thương mại lớn của Ukraine. Xuất phát từ đặc điểm này, tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU hồi tháng 1 vừa qua, chúng ta đã đi đến một thỏa thuận với các đối tác châu Âu thực hiện các cuộc tham vấn về chủ đề phát triển kinh tế cho Ukraine, đáp ứng lợi ích của Ukraine và các nước chúng ta, đồng thời hình thành các liên minh hội nhập có sự tham dự của Ukraine. Thế nhưng, tất cả những cố gắng của Nga để khởi động các cuộc tham vấn thực sự đã không đưa lại một kết quả nào.
Thay vì tham vấn, chúng ta đã nghe những lời kêu gọi Nga giảm giá khí đốt tự nhiên - vốn bị cáo buộc là mang “bản chất chính trị”. Bất kì ai cũng có thể có hiểu ra rằng các đối tác châu Âu muốn đổ lỗi Nga là người duy nhất gây ra những hệ quả trong cuộc khủng hoảng kinh tế Ukraine.
Ngay từ khi Ukraine tách ra thành một nước độc lập, Nga đã hỗ trợ Ukraine ổn định nền kinh tế bằng việc cung cấp khí đốt với giá rẻ. Tháng 1/2009, với sự tham dự của bà Yulia Tymoshenko, người sau đó trở thành thủ tướng, một hợp đồng mua bán khí đốt cho cả giai đoạn 2009 - 2019 đã được ký kết. Hợp động quy định các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển và chi trả sản phẩm, cũng như đưa ra lời bảo đảm dòng chảy qua lãnh thổ Ukraine sẽ không bị ngưng trệ. Thật tình cờ, Bộ trưởng Năng lượng và Nhiên liệu lúc đó Yuriy Prodan cũng chính là người đảm nhận chức vụ này trong chính quyền Kiev hiện nay.
Tổng khối lượng khí đốt được chuyển cho Ukraine, theo tính toán trong hợp đồng giai đoạn 2009-2014 (quý 1) đã đạt tới 147,2 tỉ m3. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng khung giá được quy định trong hợp đồng chưa hề thay đổi một lần nào. Và cho đến tháng 8/2013, Ukraine vẫn thanh toán các hóa đơn mua hàng theo mức giá ghi trong thỏa thuận.
Tuy nhiên, có một thực tế là sau khi ký kết hợp đồng, Nga đã dành cho Ukraine hàng loạt những ưu đãi chưa có trong tiền lệ, chiết khấu giá khí đốt và đó cũng là điều cần quan tâm. Ưu ái này có nguồn gốc từ Hiệp định Kharkov, nhằm mục đích để bù đắp cho việc gia hạn sự hiện diện của Hạm đội Biển Đen (Nga) sau năm 2017.
Hiệp định cũng đề cập đến mức giá giảm đối với người mua là các công ty hóa chất Ukraine. Nó cũng là nền tảng để áp dụng mức giá ưu đãi thống nhất hồi tháng 12/2013 với thời hạn kéo dài 3 tháng vì tình hình nghiêm trọng của kinh tế Ukraine. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, tổng giá trị các mức chiết khấu này đã lên tới 17 tỉ USD. Cũng phải nói thêm là, chúng tôi tính thêm 18,4 tỉ USD mà Ukraine gánh nợ theo như mức phạt thấp nhất vì vi phạm hợp đồng.
Theo cách tính toán trên, trong 4 năm qua, Nga đã trợ cấp cho nền kinh tế Ukraine tổng số tiền là 35,4 tỉ USD thông qua việc bán khí đốt với giá ưu đãi. Thêm vào đó, tháng 12/2013, Nga đã dành cho Ukraine khoảng vay 3 tỉ USD. Đó là những khoản tiền quan trọng trực tiếp hướng đến việc duy trì ổn định, mức khả tín của nền kinh tế Ukraine, giữ công ăn việc làm. Không một nước nào có thể cung cấp hỗ trợ như thế ngoài Nga.
Thế còn các đối tác châu Âu thì sao? Thay vì đưa ra những hỗ trợ thực sự giúp Ukraine, có những cuộc thảo luận mà kết cục chỉ là những tuyên bố ý định. Chỉ có những lời hứa mà không được hậu thuận bởi bất kì một hành động thực tế nào. EU đang tận dụng nền kinh tế Ukraine như là nguồn cung cấp lương thực, sắt thép, khoáng sản; cùng lúc coi đây là thị trường xuất khẩu các mặt hàng thành phẩm, đã qua chế biến (máy móc và hóa chất) và do đó gây ra mức thâm hụt thương mại hơn 10 tỉ USD của Ukraine, chiếm 1/3 tổng thâm hụt thương mại trong năm 2013.
Một hệ thống đường ống dẫn khí ở Ukraine. |
Xem xét kĩ lưỡng, cuộc khủng hoảng kinh tế Ukraine có phần nguyên do cán cân thương mại bất bình đẳng với các nước thành viên EU và điều này đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với thực thi các quy định chi trả các khoản khí đốt do Nga cung cấp. Gazprom không hề có ý định thay đổi hợp đồng 2009 hay bổ sung các điều kiện. Thế nhưng, Nga không thể và không nên là người duy nhất chịu gánh nặng trợ giúp kinh tế Ukraine bằng việc chấp nhận chiết khấu và không tính nợ và để rồi những khoản trợ cấp này được dùng để trang trải cho khoản thâm hụt ngân sách trong giao dịch thương mại với các thành viên EU.
Số nợ của tập đoàn NAK Naftogaz/Ukraine mua khí đốt của Nga đang tăng trong những tháng gần đây. Tháng 11/2013, số tiền này là 1,4151 tỉ USD, sang tháng 1/2014 tăng thêm 260,3 triệu USD và tháng 3 thêm 526,1 triệu USD. Ở đây, tôi muốn lưu ý rằng tại tháng 3 vẫn áp dụng mức giá ưu đãi 268,5 USD/1.000m3 khí. Ngay cả mức này, Ukraine cũng không trả một đồng nào.
Do những điều kiện như vậy, tuân thủ điều khoản 5.15, 5.8 và 5.3 trong hợp đồng, Gazprom bó buộc phải yêu cầu thanh toán trước cho việc cung cấp khí đốt; và trong trường hợp xảy ra vi phạm trong quy định thanh toán sẽ cho ngừng toàn bộ hoặc một phần việc cấp khí. Nói cách khác, để nhận được một lô khí đốt, Ukraine sẽ phải thanh toán trước đó 1 tháng.
Đó là biện pháp mạnh, không còn nghi ngờ gì. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng điều này sẽ làm tăng nguy cơ đối với dòng khí đốt vận chuyển qua lãnh thổ Ukraine hướng đến các khách hàng châu Âu. Chúng tôi cũng nhận thấy sẽ rất khó để cho Ukraine có thể tích đủ khí đốt dự trữ dùng cho mùa thu và mùa đông. Để bảo đảm việc vận chuyển không bị gián đoạn, trong tương lai ngắn cần phải bơm 11,5 tỉ m3 khí vào các cơ sở dự trữ của Ukraine, với khoản tiền phải thanh toán là 5 tỉ USD.
Tuy nhiên, thực tế là các đối tác châu Âu đã đơn phương rút khỏi các nỗ lực phối hợp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, thậm chí hủy các cuộc tham vấn với phía Nga, dẫn đến việc Nga không còn sự lựa chọn nào khác.
Chỉ có duy nhất một con đường cho tình cảnh hiện nay. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải tổ chức ngay tức thì các cuộc tham vấn cấp bộ trưởng kinh tế, tài chính và năng lượng để vạch ra những hành động chung giúp ổn định kinh tế Ukraine và bảo đảm việc cung cấp, chuyển giao khí đốt của Nga phù hợp với các điều khoản, quy định của hợp đồng. Chúng ta không được phép chậm trễ hơn nữa trong việc khởi động các bước đi phối hợp vững chắc. Đó là cách thức giải quyết mà chúng tôi kêu gọi các đối tác châu Âu.
Nga sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực ổn định, khôi phục kinh tế Ukraine. Thế nhưng, không phải là theo cách thức đơn phương, mà phải theo các điều kiện bình đẳng với đối tác châu Âu. Cũng rất cần phải xem xét các khoản tiền đầu tư, đóng góp, chi phí mà Nga đã gánh chịu một mình trong suốt một thời gian dài hỗ trợ Ukraine. Như chúng ta thấy, chỉ một cách thức như vậy mới thực sự công bằng, cân bằng và chỉ vậy mới đem đến thành công.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |