HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 3 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Trung Quốc áp thuế tiêu thụ đối với nhiên liệu sinh học và dầu hỏa nhập khẩu

Thứ Sáu, 10/01/2014 02:28
Trung Quốc đã bắt đầu áp thuế tiêu thụ đối với nhiên liệu sinh học và một số loại dầu hỏa được nhập khẩu vào Trung Quốc kể từ ngày 1/1/2014. Động thái trên được cho là nhằm giảm thiểu việc nhập khẩu nhiên liệu vốn đang chiếm mất thị phần của các công ty lọc dầu quốc doanh của Trung Quốc.

 Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã áp thuế tiêu thụ ở mức 0,8 NDT (0,13 USD)/lít đối với nhiên liệu sinh học, dầu đốt đèn và một số loại dầu hỏa khác. Mức thuế suất này có thể tạo ra sự thiếu hụt cung dầu DO (dầu diesel) trên thị trường nhiên liệu Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn thứ hai thế giới và sẽ buộc các nhà máy lọc dầu quốc doanh của Trung Quốc phải cắt giảm hoạt động xuất khẩu nhiên liệu. Điều này sẽ giúp nâng mức lợi nhuận biên của các nhà máy lọc dầu tại khu vực châu Á, mức lợi nhuận biên này vốn đang được đẩy lên cao trong thời gian gần đây do một nhà máy lọc dầu tại Đài Loan ngừng hoạt động.

Hãng tin Reuters cho biết, hoạt động nhập khẩu nhiên liệu sinh học vào thị trường Trung Quốc chủ yếu được thực hiện bởi các công ty tư nhân. Trong năm 2013, lượng nhiên liệu sinh học được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng mạnh lên mức 1,7 triệu tấn (ước tính) nhờ các ưu đãi về thuế và mậu dịch. Các ưu đãi này đã khiến nhiên liệu sinh học nhập khẩu dần chiếm mất thị phần kinh doanh dầu DO của các nhà máy lọc dầu quốc doanh Trung Quốc. Qua đó, buộc các nhà máy lọc dầu quốc doanh Trung Quốc như Sinopec Corp và Petro China đẩy mạnh việc xuất khẩu dầu DO lên mức kỷ lục trong năm 2013.

Vào cuối năm 2010, một số nhà máy lọc dầu nhỏ và các nhà phân phối nhiên liệu không thuộc Chính phủ Trung Quốc đã nhập khẩu dầu hỏa động cơ (TVO) – loại dầu không chịu thuế tiêu thụ, sau đó tách thành dầu DO để bán ra thị trường.

 

 
Nguồn: Tapchicongthuong

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác