Trung Quốc khẳng định sức mạnh với Việt Nam tại biển Đông
Những tranh chấp hiện nay bắt đầu từ ngày 2/5 khi Công ty Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan dầu 1 tỷ đô vào vùng biển tranh chấp tại biển Đông, quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa cùng với hàng trăm tàu hộ tống.
Ngày 7/5, Việt Nam thông báo rằng một tàu hộ tống của Trung Quốc đã cố tình va chạm với hai tàu Việt Nam gần đó. Cùng ngày, Bắc Kinh cũng yêu cầu Philippines thả tàu cá cùng cùng các thuyền viên của Trung Quốc bị bắt giữ khi đang hoạt động trong vùng lãnh hải Philippines tại Biển Đông mà không xin phép.
Cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) cùng với các vùng biển xung quanh.
Trong một diễn biến khác, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng vẫn tiếp tục trở nên căng thẳng. Ngày 24/5, trong cuộc tập trận hải quân chung kéo dài 3 ngày của Trung Quốc và Nga tại biển Hoa Đông, các chiến đấu cơ Sukhoi SU-27 của Trung Quốc đã bay cách một chiếc máy bay trinh sát OP-3C của Nhật 50 mét và áp sát chiếc máy bay do thám điện tử YS-11EB khoảng 30 mét.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera đã mô tả rằng động thái này là một bước đi nguy hiểm của Bắc Kinh.
Trong khi đó, "Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản không được can thiệp vào cuộc tập trận lần này với Nga", tờ South China Morning Post đưa tin hôm 26/5.
Việc tiếp tục đương đầu với Việt Nam tại biển Đông đã phản ánh những động thái tương tự của Trung Quốc – bạo lực và đầy rủi ro - trong việc thực thi các tuyên bố về không phận, biển đảo và chủ quyền trong khu vực này.
Bà Abanti Bhattacharya, một giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Delhi, đã nhận định trên tờ Eurasia Review ngày 28/5 vừa qua rằng "Đây là một biểu hiện rõ ràng của tính hiếu chiến và sẵn sàng gây chiến của Trung Quốc khi lựa chọn các biện pháp phi hòa bình để giải quyết các tranh chấp theo lợi thế của mình."
Những cuộc trạm chán và những sự vụ gần đây nhất giữa Trung Quốc và các nước láng giềng bao gồm:
•Vào 23/11, Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm không phận thuộc Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, làm dấy lên sự phản đối từ chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như Hoa Kỳ.
•Ngày 13/12, Hải quân Mỹ đã tuyên bố rằng một trong những tàu tuần dương tên lửa dẫn đường của nước này tại biển Đông đã lẩn tránh để không va chạm với một tàu hải quân của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Linh sau đó đã lên tiếng xác nhận vụ việc này.
• Ngày 1/1, Trung Quốc đơn phương bắt đầu thực thi các quy định mới buộc các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép trước khi hoạt động ở các khu vực do Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông.
•Ngày 9/1, chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ trích những quy định này trên của Trung Quốc là mang tính "khiêu khích và nguy hiểm". Về phía Philippine cũng yêu cầu Bắc Kinh sáng tỏ những quy định này.
•Ngày 12/1, Nhật công khai chỉ trích những hành động của Trung Quốc trong việc đưa ra các hạn chế mới về đánh bắt cá tại biển Đông.
Nhật Bản: Trung Quốc biết giàn khoan dầu sẽ gây căng thẳng tại khu vực
Trong một báo cáo hôm 29/5 vừa qua, tờ Asahi Shimbun của Nhật cho biết chính phủ của Tập Cận Bình đã ra quyết định gửi giàn khoan dầu khổng lồ tới biển Đông sau những cân nhắc đầu năm nay, mặc dù biết rõ rằng điều này có thể làm dấy lên căng thẳng tại khu vực này.
"Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc – CNOOC- đã thúc đẩy việc khoan dầu tại biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức ngoại giao của Trung Quốc đã phản đối động thái này do lo ngại rằng mối quan hệ với các nước láng giềng sẽ ngày càng trở nên xấu đi do những tuyên bố chủ quyền tại khu vực này.", tờ báo cho hay.
Tuy nhiên, những cảnh báo này của các nhà ngoại giao đã bị những người đứng đầu trong Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc bác bỏ vào tháng 1/2014. Phía quân đội của Trung Quốc cũng ủng hộ động thái này."
Tờ báo này cũng cho biết: "CNOOC kêu gọi việc cần thiết phải khoan dầu tại vùng biển gần Hoàng Sa trong suốt hơn 1 thập kỷ qua."
Động thái này "là một tín hiệu khác cho thấy rằng Bắc Kinh đang không để tâm tới quan điểm của quốc tế và đang cố kiểm soát biển Đông dựa trên những phân tích và lợi ích riêng của mình."
"Trước đây, chính quyền của chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hạn chế việc các công ty dầu mỏ của mình khai thác tại vùng biển này…" Tuy nhiên, đến nay, chính quyền chủ tịch Tập Cận Bình rõ ràng đã hành động theo một hướng khác thông qua việc đặt ra mục tiêu biến Trung Quốc trở thành "cường quốc hàng hải". Chính điều này đã dẫn tới các động thái leo thang của Bắc Kinh nhằm tăng cường những lợi ích quốc gia trên biển Đông và biển Hoa Đông vừa qua", tờ Asahi Shimbun nhận định.
Mel Gurtov, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học State Portland và Tổng biên tập của tờ Asia Perspective cũng nhất trí rằng hành động quyết đoán của Trung Quốc về quyền lợi của mình ở Biển Đông bắt nguồn những lý do lớn hơn nhiều hơn so với nhu cầu về dầu tại khu vực này.
"Việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực và đe dọa để có được dầu mỏ cùng với việc né tránh tài phán quốc tế về các tuyên bố ở biển Đông đã cho thấy đây không chỉ đơn thuần là động cơ về kinh tế", ông Mel Gurtov nhận định trên tờ Asia Pacific Journal hôm 26/5 vừa qua. Do các tranh chấp với Nhật đã được hình thành một cách chắc chắn, bản sắc dân tộc của Trung Quốc cũng trở nên gắn bó sâu sắc với các vấn đề về lãnh thổ. Sự quyết đoán của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền đã nhận được sự ủng hộ trên khắp các tầng lớp xã hội của nước này, nhất là ở tầng lớp trí thức quốc phòng và quân đội chuyên nghiệp."
Charles W. Freeman, đồng chủ tịch của Quỹ Chính sách của Hoa Kỳ Trung Quốc đã cảnh báo rằng những động thái mới tự tin và quyết đoán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc không phải là điều bất thường. "Một thế hệ mới đang nắm quyền tại Bắc Kinh và quyết tâm đảm bảo quyền và chỗ đứng của Trung Quốc ở châu Á", ông phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Châu Á Thái Bình Dương.
Ông Freeman cũng cho hay "Điều này không chỉ xảy ra với mỗi Trung Quốc, các nước khác trong khu vực Đông Á cũng đang chứng tỏ sự tự tin và quyết đoán ngày một tăng. Do đó, thách thức của những năm tới sẽ là duy trì được hòa bình và thỏa thuận an ninh hiệu quả trong khu vực trong giai đoạn điều chỉnh này."
Ông Freeman cũng đồng ý rằng các nhà lãnh đạo Trung QUốc đang có những bước đi chậm nhưng chắc bằng chính sách quyết đoán trong việc bảo vệ và theo đuổi những lợi ích thương mại, năng lượng và an ninh quan trọng ngày một gia tăng của mình trên khắp châu Á.
"Trung Quốc đã đi quá xa và phớt lờ những nguyên tắc của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình rằng phải luôn hành xử một cách kín đáo trong những vấn đề đối ngoại khi nước này xây dựng một nền kinh tế công nghiệp."
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1% (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC + (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo? (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
- Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp (Thứ Sáu, 03/12/2021 10:54)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |