‘Tăng trưởng kinh tế không dựa vào dầu thô, than đá’
Cụ thể, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tăng trưởng quý I năm 2018 là 7,38%, tăng trưởng năm 2017 đạt 6,81% và các kết quả này không dựa vào tăng sản lượng khai khoáng như dầu thô, than; tăng trưởng đều ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp (chế biến, chế tạo, dịch vụ)...
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng minh chứng, hiện tỷ lệ khai khoáng giảm 2,2%. Năm 2015 khai thác dầu thô đạt 16,8 triệu tấn, nhưng đến nay chỉ còn 11 triệu tấn. Tỷ trọng đóng góp dầu thô trong ngân sách trước đây là 28% nhưng hiện nay chỉ còn 2,8%.
"Kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, nhằm đạt mục tiêu GDP tăng 6,7% năm nay", Bộ trưởng Dũng nêu.
Đáng chú ý, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cho hay dự kiến năm 2018 xuất khẩu lĩnh vực này sẽ đạt 90 tỷ USD so với mức 36 tỷ USD năm 2017.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Võ Hải
Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước, là tháng Năm có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Trong số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI, có 9/11 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,72%. GSO cho rằng, giá giao thông tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 8/5/2018 và thời điểm 23/5/2018 và đã tác động làm CPI chung tăng 0,16%.
Đối với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5 cũng tăng 0,88%, trong đó lương thực tăng 0,03% do giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước; thực phẩm tăng 1,2% do giá thịt lợn hơi tăng mạnh 5,85%, làm CPI chung tăng 0,25%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,34% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; các nhóm: Đồ uống và thuốc lá; văn hóa, giải trí và du lịch; may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,08%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%; nhóm giáo dục không đổi; riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,14%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2018 tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 5/2018 tăng 1,61% so với tháng 12/2017 và tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 5/2018 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Chỉ số giá vàng tháng 5/2018 giảm 0,75% so với tháng trước; tăng 2,89% so với tháng 12/2017 và tăng 4,72% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2018 giảm 0,06% so với tháng trước; tăng 0,26% so với tháng 12/2017 và tăng 0,26% so với cùng kỳ năm 2017.
Nguồn tin: Vietq
Thêm bình luận
Các tin khác
- Thị trường ngày 19/11: Giá dầu tăng nhẹ, quặng sắt thấp nhất hơn 1 năm, vàng, thép, cao su, đường... đồng loạt giảm (Thứ Sáu, 19/11/2021 04:56)
- Phải kìm được giá xăng để chặn đà suy giảm kinh tế (Thứ Ba, 16/11/2021 05:49)
- Thị trường ngày 22/10: Giá dầu, vàng, đồng, sắt thép, nông sản đồng loạt lao dốc (Thứ Sáu, 22/10/2021 11:50)
- Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022 (Thứ Sáu, 22/10/2021 11:50)
- Thị trường ngày 24/9: Giá dầu lên mức cao nhất 2 tháng, thiếc, cà phê tăng mạnh trong khi vàng giảm 1% (Thứ Sáu, 24/09/2021 11:23)
- Thị trường ngày 5/8: Giá dầu thấp nhất 2 tuần, vàng, sắt thép và than luyện cốc đồng loạt tăng (Thứ Năm, 05/08/2021 02:14)
- Thị trường ngày 3/8: Giá dầu lao dốc hơn 3%, đồng, sắt thép và cà phê đồng loạt giảm (Thứ Ba, 03/08/2021 03:02)
- CPI bảy tháng tăng 1,64%: Mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (Thứ Năm, 29/07/2021 05:14)
- Thị trường ngày 25/6: Giá dầu cao nhất 3 năm, vàng giảm, sắt thép và cao su hồi phục (Thứ Sáu, 25/06/2021 11:45)
- Thị trường ngày 12/5: Giá thép tăng cao kỷ lục, dầu, đồng, quặng sắt... đồng loạt tăng mạnh (Thứ Tư, 12/05/2021 08:19)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |