CEO Naftogaz: Gazprom sẽ không được phép mua đường ống dẩn khí đốt của Ukraina
Ông Kobolev đã trích dẫn các quy định của Liên minh Châu Âu EU nghiêm cấm các nhà sản xuất khí đốt, như là Gazprom, được quyền sở hữu cổ phần tại các công ty điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt.
Trong buổi phỏng vấn trên truyền hình Ukraina phát sóng tối Chủ Nhật ông Kobolev cho rằng dựa vào các kinh nghiệm tại các nước Châu Âu cho thấy rằng dù Gazprom có thực hiện tất cả các nỗ lực và mong muốn của mình thì công ty này cũng không thể đạt được khả năng kiểm soát bất kỳ hệ thống vận chuyển khí đốt lớn nào tại Châu Âu.
“Ukraina, mặc dù không phải là thành viên của EU, nhưng có thể sử dụng cùng một điều luật có nghĩa là giữ cho Gazprom tránh xa khỏi hệ thống vận chuyển khí đốt của chúng ta.”
Lời phát biểu này được đưa rà sau khi Quốc hội Ukraina đã phê duyệt một dự luật đầu tiên mà chính phủ mới đưa ra để cải cách ngành năng lượng bằng cách tách Naftogaz thành hai công ty độc lập, bao gồm một công ty vận chuyển khí đốt và một công ty dự trữ khí đốt.
Dự luật này cũng cho phép các công ty Châu Âu và Mỹ tham gia hoạt động kinh doanh tại cả hai đơn vị trên.
“Chúng ta đang nói về các công ty Châu Âu hiện đng điều hành kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển khí đốt và các công ty này có thể mang lại cho Ukraina nhiều kinh nghiệm của họ, tài chính, và quan trọng nhất là các công ty này có thể bảo đảm vận chuyển khí đốt đi qua lãnh thổ Ukraina.”
Hôm 16/06, Gazprom đã cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho Ukraina sau khi một bất đồng xung quanh giá khí đốt và các khoản nợ phải thanh toán với Naftogaz.. Tuy nhiên, công ty Nga này vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt cho thị trường Châu Âu bằng hệ thống vận chuyển của Ukraina. Nga vận chuyển hơn một nữa nguồn cung cấp tối thiểu cho thị trường EU đi qua lãnh thổ Ukarina.
Theo Bộ Năng lượng và than đá thì Ukraina hiện vận chuyển khoảng 85 ti mét khối khí đốt của Nga đến Châu Âu một năm, giảm từ mức 104 m³/năm của năm 2011.
Sự sút giảm nguồn cung khí đốt vận chuyển qua Ukraina theo sau việc đưa vào hoạt động của Nord Stream, một đường ống dẫn khí đốt chạy thẳng từ Nga đến Đức xuyên qua biển Baltic hồi năm 2010.
Hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraina thì có khả năng vận chuyển tăng đến mức 120 tỉ m³/năm khối lượng khí đốt của Nga đến Châu Âu.
Thêm bình luận
Các tin khác
- Giá xăng hôm nay 20/10 liệu có tăng? (Thứ Sáu, 20/10/2017 03:09)
- Vì sao giá xăng dầu vẫn cao? (Thứ Sáu, 05/12/2014 09:04)
- Bán xăng tự bơm kiểu Tây, sếp Petrolimex nói gì? (Thứ Năm, 04/12/2014 10:26)
- Mức lãi xăng dầu hơn 1.000 đồng/lít (Thứ Bảy, 22/11/2014 12:35)
- Phiến quân Hồi giáo Iraq kiếm triệu đô mỗi ngày từ dầu mỏ (Thứ Ba, 15/07/2014 09:45)
- Chuyên gia: Bản chất là người ta không muốn giảm giá xăng dầu (Thứ Hai, 14/07/2014 12:00)
- 'Ninja' nào cướp tàu chở dầu trên biển Đông? (Thứ Sáu, 11/07/2014 12:00)
- Thuế, phí chiếm gần nửa giá xăng (Thứ Năm, 10/07/2014 12:00)
- Giá xăng sẽ còn lập ‘đỉnh’ mới (Thứ Năm, 10/07/2014 12:00)
- Chuyên gia nói về giá xăng dầu: Cách tính vẫn thiếu minh bạch (Thứ Năm, 10/07/2014 12:00)
Giá xăng Trong nước Thế giới
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |