HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Còn 3 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?

Thứ Tư, 16/07/2014 12:00
Do những bất cập trong cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện có dấu hiệu rõ rệt của lợi ích nhóm, nên đến nay việc đưa xăng sinh học sử dụng rộng rãi trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố lớn (với mốc ấn định từ 1.12.2014) đang có nguy cơ chậm chễ, khó khả thi.

 Trong khi đó, phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH) thay thế một phần nhiên liệu truyền thống đã được Thủ tướng phê duyệt tại “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025”. Quyết định 177/2007 của Thủ tướng nêu rõ: Vào năm 2010, xăng E5 và B5 bước đầu cung cấp thử nghiệm và triển khai đại trà vào năm 2015, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu cả nước". 

Bài 1: Đầu tư hàng ngàn tỉ đồng rồi... đắp chiếu

Năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) đã lên phương án đầu tư cùng lúc 3 nhà máy NLSH tại 3 miền Bắc-Trung-Nam, tự bỏ vốn và kêu gọi các đối tác đầu tư. Sau 5 năm, 2 trong số 3 nhà máy này đã “đứt gánh giữa đường” vì không chịu nổi gánh nặng thua lỗ nên kéo theo không ít hệ luỵ là đời sống của người dân vùng dự án cũng khốn đốn theo vùng nguyên liệu. 4 nhà máy của tư nhân đầu tư với công suất còn cao hơn 3 nhà máy trên (335 triệu lít/năm) cũng không khấm khá gì hơn.

Nhà máy cồn Đại Tân (Quảng Nam) ngừng hoạt động sau 2 năm đi vào sản xuất.  

Một quyết định vội vàng

Ngày 24.2.2009, Tập đoàn Dầu khí VN có quyết định số 1156/QĐ-DKVN phê duyệt kế hoạch và chương trình triển khai các dự án NLSH, trong đó, PVN đã tham gia góp vốn và kêu gọi các đối tác góp vốn đầu tư 3 nhà máy. Cụ thể: Nhà máy NLSH Dung Quất (Quảng Ngãi) do các đơn vị của PVN sở hữu 100%. Nhà máy được khởi công xây dựng đầu tiên trong số 3 nhà máy NLSH của PVN (6.9.2009), có mức đầu tư tới 80 triệu USD, công suất 100 triệu lít ethanol/năm với kỳ vọng sản xuất các sản phẩm Bio Ethanol chất lượng cao dùng để pha xăng. 

Đến tháng 4.2014, sau nhiều lần chậm trễ, nhà máy mới hoàn thành chạy thử, nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư để vận hành thương mại. Từ khi hoạt động đến nay, nhà máy cũng chỉ đạt 30% công suất thiết kế.

Nhà máy NLSH Phú Thọ được khởi công xây dựng vào tháng 6.2009 với cổ đông chính là PV Oil chiếm 39%, các cổ đông ngoài ngành 61% với mức đầu tư khoảng 60 triệu USD, nhưng dự án đã ngừng triển khai từ cuối năm 2012. Nhà máy NLSH Bình Phước gồm 3 cổ đông góp vốn là PV Oil 29%, Itochu (Nhật Bản) 49%, TCty Xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi 16 nắm 22% trong tổng vốn pháp định 34,5 triệu USD. 

Dù đã nghiệm thu và vận hành thương mại từ cuối năm 2012, nhưng hiện đối tác Itochu đã bán toàn bộ cổ phần cho một đối tác Thái Lan với giá chỉ bằng 35% giá trị vốn góp. Giấc mơ xăng sinh học giờ là sự chối bỏ của các chủ đầu tư khi dự án không những không ra lợi nhuận mà càng sản xuất càng thua lỗ, XK giá thấp hơn giá thành, còn bán trong nước thì nhỏ giọt. Tổng công suất thiết kế của 3 nhà máy là 300 triệu lít ethanol/năm.

Ngoài ra, cả nước còn có 4 nhà máy ethanol của các doanh nghiệp tư nhân đầu tư tự phát có tổng công suất thiết kế khoảng 335 triệu lít/năm. Nhưng đến khi các nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động (2009) các nhà máy đều sản xuất cầm chừng, chỉ đạt 65% công suất thiết kế do thị trường tiêu thụ xăng E5 trong nước chưa khởi động.

Vẽ trên lý thuyết

Trong đề án 177, Chính phủ giao các bộ, ngành hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để làm cơ sở cho các DN sản xuất, kinh doanh, phân phối xăng E5, E10 ra thị trường; quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung để chủ động nguồn nguyên liệu lâu dài, sử dụng hiệu quả quỹ đất, và đặc biệt là có cơ chế ưu đãi để đưa dạng năng lượng sinh học mới vào đời sống... Nhưng đến nay các cơ chế, chính sách đều bị chậm trễ. Hệ quả là hàng loạt nhà đầu tư đã bỏ từ 3- 5 ngàn tỉ đồng xây nhà máy sản xuất ethanol đều lỡ trớn, hàng ngàn nông dân điêu đứng vì trồng sắn đành ngậm ngùi bán đổ bán tháo vì nhà máy không mua.

Nợ nần ngập cổ, đến nay, nhà máy ethanol của Cty cổ phần Đồng Xanh đã phá sản, nhà xưởng bị siết nợ. Nhà máy sản xuất ethanol của Cty Đại Việt và nhà máy bio-ethanol Đắc Tô - Kon tum hoạt động cầm chừng. Số lượng nhà máy sản xuất được cồn E100 hiện chỉ có 5 nhà máy (gồm 3 nhà máy của PVN, Đồng Xanh, Tùng Lâm) thì 2 nhà máy NLSH của PVN tại Phú Thọ và Bình Phước phải dừng hẳn vì thua lỗ. Chỉ còn 2 nhà máy cầm cự được đến nay là nhà máy NLSH Dung Quất được PVN sáp nhập vào nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất được 30% công suất và duy nhất nhà máy NLSH của Cty Tùng Lâm (Đồng Nai) công suất 70 triệu lít/năm đang chạy 50% công suất.

Thực trạng èo uột như trên, nhưng trong các số liệu báo cáo của Bộ Công Thương đều vẽ trên lý thuyết, rằng nếu cả 6 nhà máy hiện có (trừ nhà máy NLSH Phú Thọ vì chưa đầu tư xong) đi vào hoạt động, với tổng năng lực 417.000 tấn ethanol/năm, đủ đáp ứng nhu cầu pha 8,35 triệu tấn E5. Kể cả khi các nhà máy chỉ hoạt động 65% công suất (tương đương với 271.000 tấn ethanol) thì cũng đủ để pha tới 5,4 triệu tấn xăng E5.

Điều này là không tưởng, bởi từ nay đến cuối năm, các nhà máy được xem là vận hành ổn định cũng không thể đạt ngay 100% công suất thiết kế do bị phụ thuộc nguồn nguyên liệu. Theo tính toán của Bộ Công Thương, tổng nhu cầu tiêu thụ sắn lát của các nhà máy khi đi vào hoạt động ổn định cần khoảng 1,47 triệu tấn sắn khô nguyên liệu, song cho đến thời điểm này, cả nước vẫn chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu sắn ổn định. Sắn khô chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan với số lượng lên tới 1 triệu tấn/năm. 

Ngoài ra do mức độ đầu tư khác nhau giữa các nhà máy, vùng thị trường nguyên liệu chồng lấn, cạnh tranh lẫn nhau, nên nhiều khả năng dẫn đến đứt nguồn cung E100 khi thời điểm bắt buộc sử dụng đang đến gần.
Nguồn tin: LĐ

Thêm bình luận

Họ tên
Email

Giá xăng Trong nước Thế giới

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Đối tác